Thực hư chuyện rắn đã ngâm rượu lao ra... cắn người?

(Kiến Thức) - Thực tế khi rắn đã ngâm vào rượu, dù là rắn khoẻ đến cỡ nào thì cũng không thể sống quá 1 - 2 ngày...

Hỏi: Tôi vừa đọc được thông tin rằng có người ngâm rắn vào bình rượu để đến 3 tháng, khi mở bình ra, con rắn vẫn sống, thậm chí còn cắn vào tay người mở nắp bình? Điều này liệu có chính xác không? - Nguyễn Văn Hòa (Đông Anh, Hà Nội).
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Động vật học Việt Nam cho biết: Thông tin này cần phải kiểm chứng vì không thể có chuyện rắn đã ngâm vào rượu tới mấy tháng mà vẫn sống được. 
Thực tế khi rắn đã ngâm vào rượu, dù là rắn khoẻ đến cỡ nào thì cũng không thể sống quá 1 - 2 ngày. Hơn thế, sau khi ngâm rắn vào bình rượu chúng ta thường đậy nắp bình, khi ấy ngay cả con rắn có sống được trong rượu thì cũng không có không khí để thở. Thông tin này mang nhiều màu sắc hoang đường chứ không có cơ sở khoa học.

Chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên đẹp sững người

(Kiến Thức) - Tất cả các hình ảnh đáng kinh ngạc về những khung cảnh thiên nhiên, động vật tuyệt đẹp từ khắp nơi trên thế giới sẽ được trưng bày tại London (Anh).

Triển lãm trưng bày các hình ảnh chiến thắng từ giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum (HIPA) lần thứ ba sẽ khai mạc tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia của London vào cuối tháng 9 này.
Triển lãm trưng bày các hình ảnh chiến thắng từ giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan bin Mohammed bin Rashid Al Maktoum (HIPA) lần thứ ba sẽ khai mạc tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia của London vào cuối tháng 9 này.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng được trưng bày ở Vương quốc Anh.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng được trưng bày ở Vương quốc Anh.

Những động vật xấu nhất thế giới vừa được “kết nạp“

(Kiến Thức) - Hiệp hội bảo tồn động vật xấu UAPS đã “kết nạp” những loài động vật dưới đây vào danh sách ứng viên tham gia vào cuộc thi “những động vật siêu xấu”.

Loài cá này có tên khoa học là Psychrolutes marcidus. Chúng sống ở ngoài khơi bờ biển Australia và đảo Tasmania thuộc Australia, ở độ sâu từ 600 tới 1.200 m. cá Psychrolutes marcidus còn có biệt danh là "cá buồn rầu". Với đầu tròn, mũi lớn, đôi mắt cách xa nhau và cái miệng trĩu nặng xuống,nó khiến người ta liên tưởng đến một khuôn mặt buồn của người.
 Loài cá này có tên khoa học là Psychrolutes marcidus. Chúng sống ở ngoài khơi bờ biển Australia và đảo Tasmania thuộc Australia, ở độ sâu từ 600 tới 1.200 m. cá Psychrolutes marcidus còn có biệt danh là "cá buồn rầu". Với đầu tròn, mũi lớn, đôi mắt cách xa nhau và cái miệng trĩu nặng xuống,nó khiến người ta liên tưởng đến một khuôn mặt buồn của người.
Khỉ mũi vòi. Chiếc mũi với cấu tạo đặc biệt này được chúng sử dụng như một khoang cộng hưởng, để âm thanh khi kêu phát ra được to hơn.
Khỉ mũi vòi. Chiếc mũi với cấu tạo đặc biệt này được chúng sử dụng như một khoang cộng hưởng, để âm thanh khi kêu phát ra được to hơn. 

Rượu rắn nuôi có tốt bằng rắn tự nhiên?


GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết: Nhiều người nghĩ rằng rắn nuôi ngoài tự nhiên tốt hơn rắn nhân nuôi. Đây chính là lý do khiến rắn tự nhiên bị săn bắn ráo riết để ngâm rượu, thậm chí là để chế biến các món ăn. Thực tế, đúng là rắn tự nhiên tốt hơn rắn nhân nuôi, nhưng chắc chắn sự chênh lệch này không nhiều.

Bạn cần lưu ý dù là rắn nuôi thì cũng bắt nguồn từ rắn tự nhiên. Khi nhân nuôi, nếu chúng ta tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì tôi tin rằng chất lượng rượu rắn (hay thịt rắn) do con người nhân nuôi sẽ không có nhiều sự khác biệt so với rắn bắt ngoài tự nhiên.

TIN ĐỌC NHIỀU: