Thưa tiến sĩ – Sao ông có thể trả lời 'hồn nhiên' thế?

(Kiến Thức) - Ông TS trả lời "quá hay"! Một cuốn sách lịch sử nghiêm túc vẽ hình ảnh chân dung các nhân vật lai căng chỉ để cho độc giả “thư giãn” thôi ư?

Cuốn “Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc” do NXB Văn hóa - Thông tin, Công ty sách Tân Việt và Trung tâm dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và Khoa học công nghệ (CTCS) vừa mới phát hành đã gây “bão” dư luận.
Đây là cuốn sách ra đời nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Như tên gọi của nó, sách được biên soạn nhằm mục đích tôn vinh các vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc. Điều khiến độc giả bức xúc là các nhân vật lịch sử như: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ… được sách minh họa bằng những hình ảnh hao hao các nhân vật trong sách hoạt hình, sách kiếm hiệp hay phim ảnh Trung Quốc.
Thật không thể tưởng tượng nổi hình ảnh Lý Thường Kiệt được vẽ với giáp trụ sáng loáng, giáo nhọn, râu dài bạc trắng y như lão tướng Triệu Tử Long, còn 5 nữ tướng của nhà Tây Sơn là Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc và Nguyễn Thị Dung thì chẳng khác gì cảnh trong phim hoạt hình “Thủy thủ Mặt trăng” của Nhật Bản (!)
“Tây Sơn ngũ phụng thư” được minh họa bằng các nhân vật hoạt hình Nhật Bản.
“Tây Sơn ngũ phụng thư” được minh họa bằng các nhân vật hoạt hình Nhật Bản. 
Lí giải cho những hình ảnh “ngộ nghĩnh” nói trên, ông tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp – Nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, người đồng chủ biên cuốn sách cho hay, hầu hết những hình ảnh đó được lấy từ nguồn… Internet và chỉ có giá trị “thư giãn” cho độc giả (!), “để độc giả không bị nặng nề bởi những trang sách dày đặc chữ, chứ hoàn toàn không xuyên tạc lịch sử” (?)
Nhà “nghiên cứu văn hóa” - ông TS trả lời quá hay. Một cuốn sách lịch sử “nghiêm túc” vẽ hình ảnh chân dung các nhân vật lai căng chỉ để cho độc giả “thư giãn” thôi ư?
Soi kĩ những hình ảnh minh họa lai căng ấy chẳng thấy đâu cái gọi là “thư giãn”. Trái lại, câu trả lời của ông tự nó, nói như các cụ xưa: “Lạy ông tôi ở bụi này” nghĩa là ông tự bộc lộ cái yếu kém của mình và những người đồng chủ biên cuốn sách.
Một là, ông rất ngây ngô trong nhận thức về tính chất nghiêm trọng của việc lấy nhân vật phim ảnh ngoại lai làm chân dung danh tướng Việt Nam mà lẽ ra một người mang danh “tiến sĩ”, “nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông” như ông không nên có.
Hai là việc sử dụng những hình ảnh minh họa sai lệch về các danh tướng của dân tộc là sự phỉ báng tiền nhân, xuyên tạc lịch sử - một biểu hiện kém cỏi về văn hóa nếu không muốn nói là não trạng có vấn đề.
Ba là sự coi thường độc giả của những người chủ biên cuốn sách bởi lối làm việc tùy tiện, thiếu trách nhiệm. Các vị chỉ biết đến lợi nhuận mà không thèm đếm xỉa đến tác hại của những hình ảnh minh họa nói trên, nó như mưa dầm thấm đất, làm băng hoại những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc, điều mà các thế lực thù địch đang rất muốn ở chúng ta.
Viết về lịch sử phải trung thực. Không ai được phép bóp méo dù với bất cứ lí do gì. Hãy nhớ câu “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ nã anh bằng đại bác"!

Xe máy tháo chạy khi thấy CSGT trên đại lộ 7.500 tỷ

Khi CSGT chốt chặn trên đại lộ Thăng Long giờ cao điểm, nhiều người điều khiển xe máy đã liều lĩnh quay đầu tháo chạy giữa dòng ô tô ngược chiều.

Làn xe ô tô tại đại lộ Thăng Long (Hà Nội) giờ cao điểm, rất nhiều xe máy lưu thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng.
Làn xe ô tô tại đại lộ Thăng Long (Hà Nội) giờ cao điểm, rất nhiều xe máy lưu thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng. 

Chuyên gia nói gì về bìa sách luật có hình Công Lý

(Kiến Thức) -“Bộ Luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” - một cuốn sách quan trọng, là nền tảng của bộ máy pháp lý Việt Nam và điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ xã hội nhưng không hiểu vì lý do gì.

Nhà  xuất bản Lao Động đã minh hoạ bìa sách bằng một hình ảnh không thể thiếu nghiêm túc hơn.

 

“Quái thú” nhe răng, giơ vuốt án cổng chùa ở Quảng Ninh

(Kiến Thức) - Tọa lạc ngay trước cổng di tích văn hóa lịch sử chùa Cái Bầu là hai con "mãnh thú" mặt hung dữ, nhe răng, giơ vuốt rất phản cảm...

Chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) là địa danh linh thiêng nổi tiếng của Quảng Ninh. Chùa được xây dựng từ thời Trần, cách đây khoảng 700 năm. Đây là công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa lớn. Hiện nay, ngôi chùa này là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương.
 
Chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) là địa danh linh thiêng nổi tiếng của Quảng Ninh. Chùa được xây dựng từ thời Trần, cách đây khoảng 700 năm. Đây là công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa lớn. Hiện nay, ngôi chùa này là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương.
Với vị trí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh.
Với vị trí lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, đây có lẽ là một trong những ngôi chùa có vị trí đẹp nhất trong hệ thống chùa của Việt Nam. Đây còn là Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện phật giáo của Quảng Ninh.