Thủ tướng yêu cầu xử lý hành vi lợi dụng thiên tai để vụ lợi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo không để xảy ra tình trạng găm hàng, nâng giá bất hợp lý, không đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thu tuong yeu cau xu ly hanh vi loi dung thien tai de vu loi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. 
Nội dung công điện nhấn mạnh, công tác ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai đã được chính quyền các địa phương, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã rất nỗ lực hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai. Để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là thuốc chữa bệnh, sách giáo khoa, các loại đồ dùng học tập, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, các loại vật tư, sinh phẩm, các loại giống cây trồng, vật nuôi… của các cháu học sinh, người dân, doanh nghiệp sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhất là các hộ gia đình tại các khu vực đang bị cô lập, khó tiếp cận.
Tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không để xảy ra tình trạng găm hàng, nâng giá bất hợp lý, không đúng quy định, xử lý nghiêm các vi phạm; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để chủ động theo thẩm quyền có giải pháp thiết thực, kịp thời, hiệu quả.
Thu tuong yeu cau xu ly hanh vi loi dung thien tai de vu loi-Hinh-2
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá. (Ảnh minh họa) 
Tập trung chỉ đạo xử lý, khắc phục ngay các nhà ở của dân, trường học, bệnh viện, các loại đồ dùng học tập bị hư hỏng do bão gây ra; khẩn trương giải tỏa cây xanh gãy, đổ trên các tuyến đường; khắc phục kịp thời các sự cố về điện, nước sạch, viễn thông… để đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống sinh hoạt của Nhân dân; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau bão, lũ.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng bám sát diễn biến thị trường trong nước, tình hình cung cầu hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhu cầu học tập, chữa bệnh và đời sống của nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu, bảo đảm ổn định thị trường, cung cầu, lưu thông hàng hóa thông suốt. Chỉ đạo các đơn vị liên quan kịp thời xử lý đối với biến động giá cả bất thường và cung cầu những mặt hàng thiết yếu.
Chủ động phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, giao thông vận tải, y tế, giáo dục tăng cường vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đến các vùng hiện đang bị chia cắt, cô lập, khó khăn, thiếu thốn... Thực hiện công tác điều tiết giữa các tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng của mưa, lũ với các tỉnh, thành phố khác khi có đề nghị của địa phương nhằm bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các cháu học sinh, bệnh nhân các địa phương chịu tác động của mưa, lũ.
Chỉ đạo toàn bộ lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá hoặc các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin công khai về hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thiên tai hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính, gây tác hại đến đời sống tinh thần, vật chất của Nhân dân.
Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan ưu tiên bảo đảm nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ công tác tiêu úng, chống ngập, cung cấp nước sạch cho tiêu dùng, nước ngọt cho sản xuất, kinh doanh. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chức năng đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Bằng mọi biện pháp tiêu úng, chống ngập nhanh nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; kịp thời cứu diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây cảnh… còn đang bị ngập úng; hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp cụ thể bảo vệ sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tế.
Chủ trì rà soát, tổng hợp nhu cầu, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời xuất cấp, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản, các loại vật tư, sinh phẩm phục vụ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất ngay sau bão, lũ. Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục dự trữ Nhà nước khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát tình hình thực tế và nhu cầu của các địa phương bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 để kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét, xuất cấp lương thực, trang thiết bị, vật tư, hóa chất khử trùng, khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin tuyên truyền có định hướng, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện thị trường hàng hóa trong nước, ổn định tâm lý xã hội và người dân, tránh gây hoang mang trong dư luận. Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải… chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo bám sát tình hình thực tế, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động phối hợp với các địa phương góp phần bình ổn giá và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho các cơ sở giáo dục, khám chữa bệnh… thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình. Giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, tích cực, chủ động việc triển khai, đôn đốc, xử lý vướng mắc bảo đảm kịp thời, hiệu quả trong quá trình thực hiện Công điện này. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Công điện.
>>> Xem thêm video: Báo Tri thức & Cuộc sống kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt
  

Dàn nhóc tì nhà sao Việt sẻ chia với bà con vùng lũ

Đinh Ngọc Diệp và Diệp Lâm Anh cho các con ủng hộ người dân vùng bão lũ.

Dan nhoc ti nha sao Viet se chia voi ba con vung lu
  Diệp Lâm Anh vừa cho hai con đóng góp 50 triệu đồng để giúp đỡ bà con vùng bão lũ khắc phục hậu quả của thiên tai. Ảnh: FB Diệp Lâm Anh.

Chuyện kể của người hùng vượt lũ xiết chặn 2 tàu trôi trên sông

Nghe tin có 2 tàu lớn vô chủ trôi trên sông Hồng, anh Nguyễn Quốc Đại, anh Vũ Văn Biên và anh Vũ Văn Tuyên dùng chiếc thuyền nhỏ ngược dòng nước lũ truy tìm, đưa 2 tàu vào bờ.

Người hùng vượt lũ xiết và "cú nhảy định mệnh"
Kể với phóng viên Dân Việt, anh Đại cho hay, đây có lẽ là cái duyên. Khoảng hơn 20 giờ ngày 9/9, tôi được người bạn nhờ ra sông cột lại neo một tàu cát đang có nguy cơ bị đứt cáp. Khi tới khu vực bờ sông thì gặp 2 cán bộ công an đang có mặt tại đây thông báo về sự việc.
2 chiếc tàu vô chủ rất lớn, có thể gây hư hại nặng cho cầu đường sắt và gãy cầu đường bộ Phố Lu. Không suy nghĩ nhiều, tôi và hai người trong thôn là anh Vũ Văn Biên và anh Vũ Văn Tuyên quyết định nhận nhiệm vụ. Chúng tôi đã bàn và thống nhất phương án dùng một thuyền cỡ nhỏ vượt lũ, chạy ngược dòng sông Hồng để truy tìm hai tàu trôi dạt.
Chuyen ke cua nguoi hung vuot lu xiet chan 2 tau troi tren song
Người hùng Nguyễn Quốc Đại. Ảnh: CTV
Đến khu vực cầu My (địa giới giáp ranh xã Thái Niên và thị trấn Phố Lu), chúng tôi phát hiện 2 con tàu với những khối sắt thép đen sì đang lao phăng phăng theo dòng nước lũ. Không quản nguy hiểm, tôi hét to với anh Biên và anh Tuyên là quay mũi thuyền, cố gắng tiếp cận gần nhất tàu trôi dạt để mình nhảy qua đó.
Do hai tàu quá lớn, thuyền của anh Đại nhỏ nên nếu áp sát quá gần có thể bị hất văng, vậy là chỉ còn một cách "tới gần rồi nhảy sang", anh Đại quả quyết.
Giữa đêm tối, "cú nhảy định mệnh" của anh Đại đã thành công. Kiểm tra nhanh cả hai tàu đang được neo chặt vào nhau, anh Đại phát hiện trên tàu không một bóng người, thậm chí là nó có thể đã bị bỏ hoang phế lâu ngày bởi có nhiều cỏ dại mọc trên đó.
Chuyen ke cua nguoi hung vuot lu xiet chan 2 tau troi tren song-Hinh-2
Một "đồng đội" của người hùng Nguyễn Quốc Đại. Ảnh: CTV
Làm thế nào để điều khiển được hai khối sắt giữa dòng nước lũ để không đâm va vào mố 2 cầu Phố Lu là câu hỏi được anh Đại băn khoăn nhất. Vốn có công việc chính là lái xe ô tô cho công trình, cộng thêm kinh nghiệm sông nước, hiểu biết về máy móc, tàu bè nên ít phút sau anh Đại đã khởi động được 1 trong 2 chiếc tàu trôi dạt nổ máy.
Làm chủ được phương tiện, anh Đại điều khiển tàu chậm lại để anh Biên và anh Tuyên cùng lên tàu hỗ trợ mình vượt qua gầm 2 cầu Phố Lu an toàn. "Đêm tối, cũng chưa bao giờ lái loại tàu to như thế, mà lại 2 tàu dính vào nhau giữa dòng nước lũ cuồn cuộn. Ban đầu, tôi cũng lóng ngóng, run run nhưng rồi tôi tự nhủ phải bình tĩnh, tập trung, cuối cùng tôi và "đồng đội" cũng đưa được nó vào bờ", anh Đại bồi hồi nhớ lại.
Người hùng vượt lũ xiết chặn tàu vô chủ
Đến khoảng hơn 23 giờ, sau 2 tiếng vật lộn với hai tàu lớn trôi dạt, cuối cùng anh Đại và anh Biên, anh Tuyên – những người hùng đã thắng dòng nước lũ cuồn cuộn chảy xiết trên sông Hồng để lai dắt, điều khiển phương tiện vượt hai cầu an toàn, đưa chúng vào bờ tại thôn An Thắng, xã Sơn Hà.
Chuyen ke cua nguoi hung vuot lu xiet chan 2 tau troi tren song-Hinh-3
Những khối sắt đen sì, hoen rỉ trên 2 con tàu cô chủ. Ảnh: CTV
Trước đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái đã phát đi cảnh báo về sự nguy hiểm đối với công trình cầu vượt sông từ hai tàu cỡ lớn đang trôi dạt. Trong khi chưa có phương án tối ưu thì người hùng Nguyễn Quốc Đại và hai cộng sự đã vượt dòng nước lũ truy tìm, khống chế và điều khiển hai tàu vượt qua 2 gầm cầu, đưa chúng vào bờ an toàn.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng Công an huyện Bảo Thắng, Lào Cai cho hay, ngày 9/9, Công an huyện tiếp nhận thông tin về việc 2 tàu lớn cột chặt vào nhau đang trôi trên sông Hồng. Phương tiện này có thể tác động, gây hư hỏng cho công trình cầu qua sông. Ngay lập tức đơn vị đã triển khai các tổ công tác nắm tình hình và có phương án khống chế tàu trôi dạt, đảm bảo giao thông trên cầu đường sắt và cầu Phố Lu.
Chúng tôi đã huy động các lực lượng tại chỗ, vận động người có kinh nghiệm sông nước, điều khiển tàu thuyền tham gia tiếp cận, tìm cách neo giữ hai tàu trôi dạt. Đến khoảng 21 giờ ngày 9/9, anh Nguyễn Quốc Đại và 2 người đàn ông cùng thôn đã nhận tham gia tiếp cận 2 tàu vô chủ.
Chuyen ke cua nguoi hung vuot lu xiet chan 2 tau troi tren song-Hinh-4
Các lực lượng neo buộc tàu vào vị trí an toàn. Ảnh: CTV
"Hành động của anh Đại, anh Biên và anh Tuyên đã thể hiện tinh thần dũng cảm, xả thân vì cộng đồng... Để chủ động phòng ngừa, không để tàu trôi va đập vào các cầu khác và các công trình trên sông, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp cùng các thuyền viên, người đánh bắt cá có kinh nghiệm sử dụng dây thừng neo buộc tàu trên vào vị trí ổn định, bảo đảm an toàn", Thượng tá Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Bác sĩ hướng dẫn cách giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột sau lũ

Môi trường, nguồn nước sạch sau bão lũ bị ảnh hưởng, các chất bẩn có thể hòa trộn vào nước sạch, làm lây lan nhiều mầm bệnh, nhất là các bệnh về đường ruột.

Vi khuẩn gây bệnh đường ruột có trong môi trường như E.coli, lỵ, tả, thương hàn... Các loại ký sinh trùng như lỵ amip, trứng giun đũa, giun móc... có nhiều trong phân, đất là nguồn lây bệnh đường tiêu hóa.