Thủ tướng trả lời chất vấn về sự chậm trễ của đường sắt Cát Linh

Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính trong việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. UBND Hà Nội chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn ĐBQH Hà Nội) về tháo gỡ khó khăn tại 3 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và trách nhiệm việc tuyến đường sắt 2A Cát Linh - Hà Đông chậm trễ hơn một thập kỷ.
Theo quy hoạch phát triển giao thông đô thị, TP Hà Nội sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt nhằm tăng cường loại hình vận tải hành khách công cộng, giảm ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, liên tục phải điều chỉnh dự án, thủ tục nên việc triển khai theo quy hoạch chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân.
Chưa biết khi nào hoàn thành
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh nhiều lần, đến nay chưa xác định chính thức thời gian hoàn thành dự án.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), tổng thầu chưa đề xuất mốc thời gian hoàn thành cụ thể nhưng dự kiến công tác nghiệm thu, chuyển giao dự án vào ngày 31/12/2019.
Thu tuong tra loi chat van ve su cham tre cua duong sat Cat Linh
Nhà ga tuyến Cát Linh - Hà Đông bị biến thành chợ cây cảnh, đồ gốm sứ trong lúc chờ vận hành. Ảnh: Ngọc Tân.
Tuy nhiên, tiến độ tổng thầu đưa ra còn có nhiều nội dung chưa chi tiết nên Bộ GTVT đánh giá mốc thời gian nêu trên không khả thi. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục yêu cầu tổng thầu lập kế hoạch chi tiết đối với từng hạng mục còn lại để xác định thời gian hoàn thành dự án.
Theo Thủ tướng, dự án đang có chuyển biến tích cực và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, căn chỉnh đồng bộ hệ thống để triển khai vận hành thử toàn hệ thống. Thủ tướng đã chỉ đạo đưa dự án vào vận hành khai thác nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn; những sai phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Theo Bộ GTVT, tổng thầu và chủ đầu tư (Bộ GTVT) chịu trách nhiệm chính việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, Ban quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án; tư vấn thiết kế bước lập dự án và chất lượng lập dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng...
Nâng cao tính cạnh tranh trong lựa chọn nhà thầu.
Đối với tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến chạy chung giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia.
Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2004, đến nay đã có nhiều thay đổi phải điều chỉnh dự án; ngoài ra, nhiều ý kiến băn khoăn về chủ trương và vướng mắc liên quan đến cơ chế tài chính của dự án (theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017) và trách nhiệm quản lý đầu tư dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội (theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017).
Thu tuong tra loi chat van ve su cham tre cua duong sat Cat Linh-Hinh-2
 Sau nhiều lần chạy thử, tuyến Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa được chạy thật. Ảnh: Việt Linh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay ông đã giao Bộ GTVT đề xuất giải pháp xử lý. Chính phủ sẽ xem xét có ý kiến chỉ đạo trong đó có việc điều chỉnh dự án, làm cơ sở để Bộ GTVT, UBND Hà Nội và các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện.
Còn Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo trong quá trình triển khai phải điều chỉnh cả thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư dự án.
Về việc này, Thủ tướng đã giao UBND Hà Nội khẩn trương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án theo quy định tại Nghị định số 131 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia. UBND Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
Thủ tướng cho biết các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực đường sắt đô thị. Các bộ, ngành sẽ cân đối bố trí vốn để triển khai các dự án, đặc biệt ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chủ động làm việc với các nhà tài trợ quốc tế xem xét, sửa đổi các điều kiện vay vốn theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu.
Ông cũng yêu cầu tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để từng bước làm chủ hoàn toàn về công nghệ xây dựng đường sắt đô thị; Tăng cường phối hợp trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, chủ động giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai dự án.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD).
Quá trình thực hiện, dự án đội vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), trong đó vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD và 198,42 triệu USD vốn đối ứng Việt Nam.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, đến nay dự án đã hoàn thành xong phần xây dựng hạ tầng 13,05 km cầu cạn, 12 nhà ga trên cao và khu depot Yên Nghĩa, đã mua sắm, lắp đặt đủ 13 đoàn tàu, thiết bị phục vụ chạy tàu.
Vướng mắc lớn nhất hiện nay là quá trình cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống. Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông ngàn ngày mong đợi vẫn nhếch nhác

Sau gần nửa năm chạy thử, nhiều hạng mục công trình tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa hoàn thiện, ngổn ngang vật liệu.

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac

Hệ thống thang cuốn lên nhà ga vẫn chưa hoàn thiện, rất nhiều hạng mục công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn đang được công nhân gấp rút hoàn thiện. 

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-2

Rác thải ngập dưới gầm đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đoạn nhà ga ở chợ Thượng Đình. Nhiều khu vực như nhà ga Cát Linh, cầu thang lên xuống, hệ thống dây điện, dưới gầm đường sắt vẫn ngổn ngang vật liệu, rác thải.

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-3

Hệ thống đường dây điện vẫn chưa được hoàn thiện. Cụ thể, tại khu vực nhà ga Cát Linh với quy mô 3 tầng vẫn chưa hoàn thiện, công nhân đang ốp kính vào lan can tầng 1. Bên trong nhà ga, phần trần vẫn chằng chịt dây điện.

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-4

Cầu thang cuốn tại nhà ga đoạn Phùng Khoang chưa vận hành nhưng đầy rác thải. Các hạng mục như cầu thang, hệ thống mái che chưa được lắp ráp, chưa có hệ thống kết nối. Đặc biệt là thang cuốn lên xuống ở các nhà ga như Thanh Xuân, Phùng Khoang, Văn Quán (Hà Đông) dang dở với những tấm bạt phủ bảo vệ bề mặt vẫn còn nguyên. 

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-5

Lan can vào nhà ga Cát Linh chưa được lắp đặt. Trước đó, sáng 20/9/2018, 5 đoàn tàu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chạy thử sau ngàn ngày mong đợi. Tốc độ trung bình 32km/h, tối đa 65km/h. 

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-6

Tầng 1 nhà ga Cát Linh ngổn ngang vật liệu. Đến nay đã 6 tháng, nhìn bề ngoài, hệ thống đường ray và các nhà ga gần như hoàn thiện, nhưng bên trong các nhà ga khu vực Cát Linh, Thanh Xuân, Hà Đông, nhiều hạng mục đã hư hỏng. 

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-7

Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường cho biết tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 19/3, Bộ trưởng GTVT đã chỉ đạo để cuối tháng 4 này đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể thử nghiệm chở khách được. 

Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-8
TP Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến dự thảo phương án giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Có ba loại giá vé áp dụng theo tháng, ngày và lượt 
Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-9
Theo đó, nếu đi theo tháng giá vé 200.000 đồng/người. Mức 30.000 đồng áp dụng cho vé ngày (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé lượt được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng đường ngắn nhất.
Duong sat Cat Linh-Ha Dong ngan ngay mong doi van nhech nhac-Hinh-10

Khu vực nhà ga vẫn chưa được lắp đặt kính lan can 

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Hà Nội nêu vướng mắc gì...có đá bóng trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Hà Nội cho rằng, những vướng mắc hiện nay của dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của các bộ, ngành có liên quan. Như vậy có phải đá bóng trách nhiệm?

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là dự án quan trọng quốc gia, do Bộ GTVT là chủ đầu tư. TP.Hà Nội có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận, khai thác, vận hành hệ thống giao thông công cộng này, nhận và trả nợ đối với phần vốn vay lại để thực hiện dự án theo quy định.
Đồng thời, Hà Nội cũng nêu một số vướng mắc như hiện vẫn còn một số vấn đề về kỹ thuật, đăng kiểm, nghiệm thu và bàn giao chưa thống nhất giữa chủ đầu tư là Bộ GTVT và tổng thầu của dự án. Vì thế, tiến độ bàn giao, vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông liên tục bị chậm so với cam kết của chủ đầu tư và tổng thầu.