Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội văn hóa vì hòa bình tại Hà Nội

Sáng 6/10, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Cùng dự Ngày hội văn hóa vì hòa bình chào mừng ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Về phía thành phố Hà Nội có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; cùng dự có lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương và thành phố Hà Nội; các tổ chức, doanh nghiệp, nhà tài trợ trong cả nước.

Thu tuong Pham Minh Chinh du Ngay hoi van hoa vi hoa binh tai Ha Noi

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình". Ảnh: TTXVN

Ngày hội Văn hoá vì Hoà bình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, nhằm lan toả thông điệp về giá trị văn hoá, hoà bình và sức sáng tạo của con người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ... Ngày hội cũng là dịp để tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hoá vì hoà bình của Thủ đô Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và toả sáng trí tuệ Việt Nam, toả sáng lương tri và phẩm giá con người.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" cũng là nơi quy tụ giao lưu lớn nhất giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô. Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã, sẽ tham gia vào các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô. Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, đều được trình diễn tại chương trình, mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Chương trình diễn ra từ 7h đến 10h sáng 6/10 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, được chia làm ba phần chính, bao gồm:

Phần I - Ký ức Hà Nội: Tái hiện lại những thời khắc lịch sử của Hà Nội qua các tiết mục nghệ thuật, đặc biệt là sự kiện đoàn quân chiến thắng tiến vào tiếp quản Thủ đô vào ngày 10/10/1954. Những ca khúc nổi tiếng như "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi và "Tiến về Hà Nội" của Văn Cao vang lên, gợi nhớ lại những cảm xúc mãnh liệt của nhân dân Thủ đô trong những ngày tháng Mười lịch sử.

Thu tuong Pham Minh Chinh du Ngay hoi van hoa vi hoa binh tai Ha Noi-Hinh-2

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ. Ảnh:TTXVN

Phần II - Dòng chảy di sản: Chương trình giới thiệu các di sản văn hóa của Thủ đô, bao gồm trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cùng các loại hình nghệ thuật dân gian như múa sênh tiền, múa Bài Bông, Ải Lao, múa rồng Giảo Long, chèo tàu Tổng Gối…

Phần III - Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo: Các màn trình diễn nghệ thuật sẽ tiếp tục giới thiệu về hành trình phát triển của Hà Nội từ một thành phố bị tàn phá bởi chiến tranh trở thành một Thành phố vì hòa bình với sức sống mạnh mẽ, hiện đại.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Thông qua sự kiện này, Hà Nội không chỉ khẳng định vị thế của thành phố lịch sử, văn hóa mà còn là trung tâm du lịch, kinh tế, chính trị quan trọng của cả nước. Việc tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" cũng là một phần trong chiến lược phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hàng năm, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa và phát triển kinh tế bền vững cho Thủ đô.

Hà Nội có logo mới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cục Văn hóa cơ sở và Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố mẫu biểu trưng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), thành phố Hà Nội vừa ra mắt mẫu biểu trưng mới, với con số 70 được thiết kế khoẻ khoắn, lồng trong đó là hình ảnh ngôi sao và Kỳ đài Hà Nội – một trong những biểu tượng của Thủ đô văn hiến.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là một trong những ngày kỷ niệm lớn của đất nước và Thủ đô trong năm 2024. Để phục vụ công tác tuyên truyền, cổ động nhằm giúp công chúng hiểu hơn về ý nghĩa lịch sử của sự kiện này, Cục Văn hóa cơ sở và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến nay, Hội đồng nghệ thuật đã xét duyệt và tuyển chọn được 1 mẫu biểu trưng cho đợt kỷ niệm này.

Xúc động hình ảnh tái hiện đoàn quân tiến về Hà Nội năm 1954

Sáng 5/10, hơn 8.000 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã có mặt chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ khai mạc "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình".

Xuc dong hinh anh tai hien doan quan tien ve Ha Noi nam 1954

Hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử 10/10/1954 được tái hiện sinh động trong buổi tổng duyệt.

Xuc dong hinh anh tai hien doan quan tien ve Ha Noi nam 1954-Hinh-2

Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội.

Xúc động hình ảnh nhân dân Hà Nội đón đoàn quân tiếp quản Thủ đô

(Kiến Thức) - Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hàng vạn người dân Hà Nội hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô. Những hình ảnh xúc động ngày trọng đại vẫn mãi mãi trong trái tim của chúng ta.  

Xuc dong hinh anh nhan dan Ha Noi don doan quan tiep quan Thu do

Từ sáng sớm 10/10/1954, người dân Hà Nội treo cờ, khẩu hiệu trước cửa nhà, đón chào bộ đội về giải phóng Thủ đô. Nguồn: Tư liệu TTXVN.