Thủ tướng: Ngân hàng phải giảm lãi suất chứ không nhằm lợi nhuận kếch xù

(Vietnamdaily) - Đặt câu hỏi với các lãnh đạo ngân hàng là "năm nay, chia sẻ với người dân thế nào, giảm lãi suất làm sao, cho vay các đối tượng thế nào, chứ không phải lợi nhuận kếch xù bao nhiêu", Thủ tướng cũng yêu cầu dứt khoát ngành ngân hàng không để thiếu vốn tín dụng.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021 ngày 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, 5 năm qua, ngành Ngân hàng có bước phát triển vượt bậc.
Năm 2020, gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là dịch COVID-19. Ngành ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế đã vào cuộc rất sớm, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần duy trì ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tín dụng đạt gần 11%.
“Đặc biệt, tôi đánh giá cao các đồng chí nhiều lần giảm lãi suất điều hành, từ đầu năm đến nay, 3 lần giảm lãi suất điều hành, khoảng 1,5-2%/năm, giảm sâu nhất trong khu vực” - Thủ tướng cho biết. 
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với lãi suất các khoản cho vay cũ, lãi suất trung dài hạn. Nhiều ngân hàng thương mại có lợi nhuận khá lớn, coi lợi nhuận là tối đa.
Do ảnh hưởng của COVID-19 nên nguy cơ nợ xấu gia tăng. Vì vậy, cùng với việc mở rộng tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế, NHNN và các tổ chức tín dụng cần có các giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Còn không ít tồn tại, yếu kém và các sai phạm của các tổ chức tín dụng cần tiếp tục được chấn chỉnh và xử lý kịp thời, đặc biệt là đối với các ngân hàng mua bắt buộc, ngân hàng yếu kém và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
Thu tuong: Ngan hang phai giam lai suat chu khong nham loi nhuan kech xu
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Dứt khoát không để thiếu vốn tín dụng 
NHNN có chiến lược, kế hoạch cụ thể để ứng phó trong tình trạng mới trên các lĩnh vực, nhất là tài chính, ngân hàng. Thủ tướng quán triệt đối với toàn ngành ngân hàng là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, phải có bước tiến mạnh mẽ trên phương án chặt chẽ.
NHNN cần tính toán tăng trưởng tín dụng năm 2021 là bao nhiêu để đóng góp vào tăng trưởng vì với Việt Nam, tín dụng vẫn là một kênh quan trọng đối với sự phát triển. Cần tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới
Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
“Dứt khoát ngành ngân hàng không để thiếu vốn tín dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghệ cao…”, Thủ tướng lưu ý.
Ngân hàng không chỉ cho vay vốn mà còn hỗ trợ thiết thực, giúp doanh nghiệp làm sao có phương án sản xuất hiệu quả, bền vững, vừa có lợi cho ngân hàng, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời, cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro.
Thủ tướng mong muốn, trong bối cảnh còn khó khăn này, ngành ngân hàng chưa nhằm mục tiêu lợi nhuận mà tiếp tục chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phát triển sản xuất. Câu hỏi mà Thủ tướng đặt ra với các lãnh đạo ngân hàng rằng là “năm nay, ông chia sẻ với người dân thế nào, ông giảm lãi suất làm sao, cho vay các đối tượng thế nào chứ không phải lợi nhuận kếch xù bao nhiêu”.
Cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu của các ngân hàng yếu kém. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Thủ tướng đặt ra bài toán và yêu cầu đối với ngân hàng là vừa giảm thiểu nợ xấu gia tăng, vừa xử lý thành công nợ xấu tồn đọng, vừa bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức phát triển ổn định, bền vững, trong đó hướng đến mục tiêu có một số ngân hàng thương mại lọt vào tốp đầu các ngân hàng lớn nhất, chất lượng tốt nhất, hiệu quả nhất trong khu vực.
Đã miễn, giảm, hạ lãi suất với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, chưa bao giờ Chính phủ, các cơ quan quản và ngân hàng trung ương các nước thực hiện biện pháp hỗ trợ chưa có tiền lệ để vực dậy nền kinh tế như năm 2020. NHNN đã xác định việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, thiên tai là trọng tâm, đã tháo gỡ khó khăn về vốn, tín dụng, phí thanh toán.

Tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.

Các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. 

Đến nay, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng.

Đặc biệt các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5  đến 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng.  

Công an vào cuộc vụ gần 500 căn biệt thự, nhà liền kề trái phép

(Vietnamdaily) - Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các cơ quan liên quan, thu thập hồ sơ về dự án Viva Park.

Trả lời báo chí, UBND huyện Trảng Bom cho biết đang làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm để xử lý kỷ luật.

Theo Dân Việt, liên quan đến dự án này, ông Lê Mạnh Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết hiện nay Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc điều tra. Hiện công an đã làm việc với một số cơ quan liên quan để thu thập hồ sơ về dự án.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Giá nào phù hợp cho cổ phiếu MBB?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) định giá cho cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) là 28.900 đồng/cp, cao hơn 34,4% so với giá tại thời điểm định giá.

KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là (1) Phương pháp định giá P/B: KBSV đưa ra P/B mục tiêu năm 2021 của MBB là 1,36, tương đương 80% với P/B trung bình của các ngân hàng TMCP có hoạt động tốt trong hệ thống tính tới ngày 11/12/2020 do MBB không có điểm nhấn đầu tư ngắn hạn thực sự rõ ràng và (2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư.

KBSV đưa ra các dự phóng cho MBB trong năm 2020 như sau: Dự phóng tăng trưởng tín dụng tăng 16,7% năm 2020, NIM 2020 sẽ giảm 8 bps, đạt 4,98% do việc hạ lãi suất chung toàn hệ thống. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 23% yoy năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2020 đạt 1,5% do MBB mặc dù đã đẩy mạnh trích lập tuy nhiên chưa sử dụng nguồn để xử lý nợ xấu. Dự phóng LNST năm 2020 tăng 3,3%YoY, đạt 8.331 tỷ VND.

Moi tuan mot doanh nghiep: Gia nao phu hop cho co phieu MBB?
 

Mảng Bancassurance của MBB sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong năm tới

Chứng khoán 2020: Tranh cãi nâng lô, đánh thuế cổ tức đến việc hệ thống HoSE gặp sự cố

(Vietnamdaily) - 2020 là một năm thành công và cũng là năm gây ra nhiều tranh cãi nhất giữa nhà tạo lập và người chơi trên thị trường chứng khoán. 

Nâng lô cổ phiếu: Nên hay không nên?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã chấp thuận cho Sở GDCK TP.HCM (HoSE) triển khai tăng đơn vị giao dịch lô chẵn lên 100 chứng khoán.

HoSE cho biết thay đổi này phù hợp với thông lệ của nhiều nước trong khu vực, cũng như điều kiện phát triển hiện tại của thị trường và tương thích với hệ thống giao dịch mới sắp tới của Sở.

Cũng theo kế hoạch, HoSE sẽ mở hệ thống giao dịch thử nghiệm cho các công ty chứng khoán tham gia thử nghiệm từ ngày 28/12.

Trước khi UBCKNN chấp thuận phương án nâng lô, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã đưa ra nhiều ý kiến đối chất với vấn đề này.