Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tranh cãi nảy lửa vụ nhà báo Khashoggi

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có bằng chứng cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại bên trong lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul. Saudi Arabia kịch liệt bác bỏ.

Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Abrabia vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Ngày 12/10, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này có bằng chứng cho thấy nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi đã bị sát hại bên trong tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Saudi Arabia đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc. Dư luận thế giới tiếp tục bày tỏ quan ngại về những tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia và yêu cầu làm sáng tỏ vụ mất tích của nhà báo Khashoggi.
Tho Nhi Ky va Saudi Arabia tranh cai nay lua vu nha bao Khashoggi
 Nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Ảnh: DW.
Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia nhất trí thành lập một đội điều tra chung để xem xét vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng là đoạn băng hình kèm âm thanh cho thấy ông Jamal Khashoggi đã biến mất sau khi vào tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul và đã bị sát hại sau đó. Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có cả tài liệu về vụ sát hại. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chưa công bố những bằng chứng này.
Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Saud bin Naif bin Abdulaziz đã lập tức bác bỏ cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng thông tấn chính thức của Saudi Arabia dẫn lời hoàng tử Abdulaziz kịch liệt chỉ trích cáo buộc nói rằng, giới chức Saudi Arabia đã ra lệnh sát hại ông Khashoggi. Theo ông Abdulaziz, đây là lời nói dối và là cáo buộc vô căn cứ. Saudi Arabia vẫn khẳng định, nhà báo Khashoggi đã rời lãnh sự quán Saudi Arabia và nước này mong muốn tìm ra sự thật đằng sau sự mất tích của nhà báo.
Nhà báo Khashoggi, mang hai quốc tịch Saudi Arabia và Mỹ, đã mất tích kể từ ngày 2/10 vừa qua sau khi vào tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Khashoggi được cho là có nhiều bài báo chỉ trích các chính sách của Saudi Arabia can dự vào tình hình chiến sự tại Yemen, vấn đề tự do ngôn luận ở Saudi Arabia. Sự biến mất của ông cùng thông tin về ông bị sát hại đã làm dấy lên phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế và khiến lòng tin của giới đầu tư đối với Saudi Arabia giảm sút.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 12/10 đánh giá vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ là “rất nghiêm trọng”, đồng thời kêu gọi mở một cuộc điều tra về những gì đã xảy ra đối với ông này. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình France 24 và đài phát thanh RFI, Tổng thống Macron nhấn mạnh ông “đang chờ đợi sự thật được làm sáng tỏ”.
“Sự biến mất của nhà báo Khashoggi là rất nghiêm trọng. Chúng tôi đang chờ đợi được biết sự thật và mong muốn vấn đề được làm rõ. Pháp mong muốn vụ việc này được điều tra nhanh chóng”, Tổng thống Pháp Macron nói.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/10 cho biết, ông chưa nói chuyện với Quốc vương Salman song sẽ sớm gọi điện cho người đứng đầu hoàng gia Saudi Arabia về vụ việc trên.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 12/10 cũng bày tỏ quan ngại về vụ mất tích của nhà báo Khashoggi. Khi được hỏi về mối quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Canada, ông Trudeau cho biết, ông sẽ duy trì áp lực với Saudi Arabia về vấn đề nhân quyền. Trả lời phỏng vấn hãng tin BBC ngày 13/10, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ quan ngại về sự mất tích của ông Khashoggi. Ông kêu gọi mở cuộc điều tra nhằm làm rõ những quan ngại của cộng đồng quốc tế.

2016: “Năm chết chóc” đối với các nhà báo trên thế giới

Ngày 2/11, UNESCO công bố một báo cáo gây sốc cho biết trung bình cứ 4,5 ngày thì có một nhà báo bị sát hại trên thế giới.

Báo cáo của Tổng giám đốc UNESCO có nhan đề "Sự an toàn của các nhà báo và mối đe dọa không bị trừng phạt" cho biết trong vòng 10 năm (2006-2015) đã có 827 nhà báo bị giết hại trong khi đang tác nghiệp và khu vực được xem là "tử địa" với nhà báo là các nước Arab, bao gồm cả Syria, Iraq, Yemen và Libya. Tiếp đến là khu vực Mỹ Latinh.
2016: “Nam chet choc” doi voi cac nha bao tren the gioi
Nhà báo Ruqia Hassan, 30 tuổi, bị phiến quân IS sát hại ở Syria cuối năm 2015. Ảnh The Independent 

Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của cháu gái Nữ hoàng Anh

(Kiến Thức) - Đám cưới của Công chúa Eugenie, cháu gái Nữ hoàng Anh Elizabeth II, đã diễn ra ngày 12/10 tại thánh đường St George, Lâu đài Windsor, nơi diễn ra hôn lễ của Hoàng tử Harry và Công nương Markle cách đây gần 5 tháng.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh
 Đám cưới của Công chúa Eugenie với người bạn trai lâu năm là Jack Brooksbank đã diễn ra tại thánh đường St.George, Lâu đài Windsor, ngày 12/10 vừa qua. (Nguồn Ảnh: Reuters)

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-2
 Được biết, Công chúa Eugenie là con gái của Hoàng tử Andrew, Công tước xứ York - người con thứ 3 của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Cô đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách thừa kế ngai vàng.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-3
 Công chúa Eugenie được cha cô, Hoàng tử Andrew, dắt tay vào lễ đường.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-4
 Đám cưới của Công chúa Eugenie được tổ chức tại thánh đường St.George, nơi diễn ra hôn lễ của Hoàng tử Harry 5 tháng trước.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-5
 Chú rể Jack Brooksbank trao nhẫn cưới cho cô dâu Eugenie.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-6
 Đám cưới của Công chúa Eugenie được cho là một trong những hôn lễ xa hoa nhất của Hoàng gia Anh.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-7
Chú rể Jack Brooksbank và cô dâu Eugenia trao nhau nụ hôn bên ngoài nhà nguyện St George. 

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-8
 Từ trái sang: Hoàng tử William, Công nương Kate Middleton, Hoàng tử Harry và Công nương Markle có mặt trong hôn lễ của Công chúa Eugenie.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-9
 Nụ cười rạng rỡ của Công chúa Eugenie khi tới thánh đường cử hành hôn lễ.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-10
 Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip tới dự đám cưới của cháu gái.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-11
 Được biết, tiệc chiêu đãi do Nữ hoàng Anh Elizabeth tổ chức vào trưa ngày 12/10 (theo giờ địa phương). Và tối cùng ngày là tiệc chiêu đãi ở Royal Lodge, nơi ở của bố mẹ Công chúa Eugenie là Công tước và Nữ công tước xứ York.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-12
 Công chúa Eugenie và chú rể Jack nắm tay nhau rời khỏi thánh đường sau hôn lễ.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-13
 Cặp đôi cười tươi khi ngồi trên xe diễu hành trong ngày trọng đại.

Toan canh dam cuoi dep nhu mo cua chau gai Nu hoang Anh-Hinh-14
 Chiếc bánh cưới trong hôn lễ của Công chúa Eugenie do nữ đầu bếp Sophie Cabot chuẩn bị.

Mời độc giả xem video về đám cưới của Công chúa Eugenie (Nguồn: Youtube)