Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy bằng chứng nhà báo Ả Rập Xê Út bị giết hại

Hãng thông tấn AP ngày 16/10 dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cấp cao nói cảnh sát đã tìm thấy “bằng chứng nhất định” tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út cho thấy nhà báo Jamal Khashoggi bị giết ở đây.

Theo AP, vị quan chức cấp cao giấu tên nói cảnh sát đã tìm thấy bằng chứng nhất định khi tìm kiếm trong lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi bị giết ở đây.
Tho Nhi Ky tim thay bang chung nha bao A Rap Xe Ut bi giet hai
Hình ảnh CCTV ông Jamal Khashoggi bước vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út tại Istanbul ngày 2/10. Ảnh: BBC
Vị quan chức dù vậy không đưa ra thông tin chi tiết về bằng chứng. Cuộc tìm kiếm trước đó diễn ra trong nhiều giờ tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và kết thúc ngày 16/10.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các điệp viên Ả Rập Xê Út đã giết hại và phân xác nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út, Istanbul ngày 2/10. Ả Rập Xê Út gọi cáo buộc này là vô căn cứ.
Báo Mỹ CNN ngày 15/10 đưa tin Ả Rập Xê Út chuẩn bị thừa nhận Khashoggi bị giết ở lãnh sự quán do một “quá trình thẩm vấn sai lầm”, nhưng thông tin chưa được xác nhận.
Trong chuyến thăm đến Riyadh, Ả Rập Xê Út ngày 16/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảm ơn Vua Ả Rập Xê Út đã cam kết điều tra minh bạch vụ mất tích của nhà báo. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói một số “vật liệu độc” trong lãnh sự quán có thể đã bị sơn lên, sau khi hình ảnh những người dọn dẹp xuất hiện tại tòa nhà trước khi điều tra viên bước vào làm dấy lên nghi ngờ hiện trường bị che đậy.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ “trừng phạt nặng” nếu Ả Rập Xê Út thực sự đứng đằng sau vụ mất tích và tình nghi sát hại ông Khashoggi.

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tranh cãi nảy lửa vụ nhà báo Khashoggi

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có bằng chứng cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại bên trong lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul. Saudi Arabia kịch liệt bác bỏ.

Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Abrabia vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Ngày 12/10, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này có bằng chứng cho thấy nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi đã bị sát hại bên trong tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Saudi Arabia đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc. Dư luận thế giới tiếp tục bày tỏ quan ngại về những tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia và yêu cầu làm sáng tỏ vụ mất tích của nhà báo Khashoggi.
Tho Nhi Ky va Saudi Arabia tranh cai nay lua vu nha bao Khashoggi
 Nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Ảnh: DW.
Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia nhất trí thành lập một đội điều tra chung để xem xét vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng là đoạn băng hình kèm âm thanh cho thấy ông Jamal Khashoggi đã biến mất sau khi vào tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul và đã bị sát hại sau đó. Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có cả tài liệu về vụ sát hại. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chưa công bố những bằng chứng này.

Nhói lòng cuộc sống “địa ngục” của trẻ em Công-gô

(Kiến Thức) - Khoảng 6 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi những cuộc xung đột tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, đặc biệt là ở Bắc Kivu. Trong đó, nhiều bé gái dễ trở thành nạn nhân của các vụ tấn công tình dục.

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go
Theo Al Jazeera, tại vùng Bắc Kivu bị chiến tranh tàn phá ở đất nước Công-gô, nhiều bé trai tuổi vị thành niên bị bắt gia nhập các tổ chức vũ trang, trong khi các bé gái bị bắt cóc và buộc phải kết hôn với người đã bắt cóc mình. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-2
Nssi là một binh sĩ nhí đã chạy trốn khỏi nhóm vũ trang địa phương ở Bắc Kivu. Cậu đang được tổ chức CAJED hỗ trợ để có thể trở về cuộc sống bình thường. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-3
Alice, 16 tuổi, vốn là một nữ sinh chăm chỉ với ước mơ trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, cô bé đã bị cưỡng hiếp tập thể trên đường đi học về và buộc phải lấy một trong những kẻ đã tấn công mình. Cô đang mang thai và sắp sinh đứa con đầu lòng. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-4
Sarah, 16 tuổi, cũng đang mang thai sau khi bị cưỡng hiếp và sắp sinh con. Kẻ tấn công Sarah đã bỏ rơi cô và hiện hắn đang phải ngồi tù. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-5
Kebera, 16 tuổi, đã bỏ học để làm việc trong một mỏ vàng gần nhà của cậu ở Bắc Kivu. Một lần trên đường từ mỏ vàng trở về, Kebera đã bị chặn đường và ép gia nhập một nhóm dân quân. Hiện tại, Kebera đã thoát khỏi nhóm vũ trang này và muốn trở lại trường học. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-6
Rukara, 15 tuổi, từng chứng kiến những trận chiến ác liệt ở Bắc Kivu. Theo lời Rukara, cậu thường bị những binh sĩ lớn tuổi hơn tra tấn. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-7
 Ainkamiye, 15 tuổi, đã bị bắt cóc và buộc phải làm việc không lương cho gia đình một chỉ huy nhóm vũ trang ở Bắc Kivu, thậm chí bị hắn ta tấn công tình dục. Hiện tại, Ainkamiye đã trốn thoát nhưng cô vẫn bị ám ảnh bởi những gì đã trải qua. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-8
 Uwase, 17 tuổi, ngồi trong nhà ở Bắc Kivu. Sau khi lấy chồng, Uwase đã bị chồng đánh đập và bỏ đói. 5 tháng sau, không thể chịu đựng được hơn nữa, cô tìm cách trốn khỏi nhà chồng và về nhà mẹ đẻ.

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-9
 Nzitonda, 14 tuổi, đã chạy trốn khỏi một nhóm vũ trang sau khi nhìn thấy những người bạn của mình thiệt mạng trong các cuộc chiến ở Công-gô. Hiện tại, Nzitonda đang sống với gia đình và làm công việc chăn cừu. Cậu bé hy vọng số tiền kiếm được có thể trả tiền học phí.

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-10
 Esther cùng hai con của cô ngồi chờ bên ngoài phòng khám trong một khu trại dành cho những người dân tị nạn Công-gô.

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-11
Khu trại cho người tị nạn Công-gô nhìn từ trên cao. 

Nhoi long cuoc song “dia nguc” cua tre em Cong-go-Hinh-12
 Ba người phụ nữ từng là nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục tìm tới khu trại tị nạn ở Bắc Kivu.