Thiếu tiền đang “trói tay trói chân” nghiên cứu khoa học

(Kiến Thức) - Theo GS.TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, nguồn vốn khoa học chưa cao nên chưa kích thích các nhà khoa học thực hiện đề tài nghiêm túc. 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Theo vị chuyên gia này, hiện để nhà khoa học có được đề tài cấp viện, trường, Nhà nước hay bộ rất khó. Họ phải đăng ký đề tài trước thời gian dài, chỉ ra được hướng mới và chứng minh khả năng khả thi. Tuy nhiên, được đề tài là một đằng, còn thực hiện được đề tài đó một cách có quy củ, nghiêm túc, đúng khoa học lại là chuyện khác. Bởi lý do rất đơn giản: Số tiền dành cho đề tài quá ít so với thực hiện thực tế. 
"Nhà khoa học khi thực hiện một đề tài luôn cần nhiều đồng nghiệp giúp đỡ cùng thực hiện. Ngoài ra, các chi phí mua trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm làm thí nghiệm luôn đắt đỏ... Vì thế, các nhà khoa học không còn đồng nào khi thực hiện xong", GS.TS Phùng Đắc Cam chia sẻ. 
Một khi nhà khoa học không đủ tiền thì việc làm các đề tài để có thể đăng trên các tờ báo khoa học uy tín ở nước ngoài lại rất khó. Từ đó dẫn đến những hạn chế trở lại cho chính các nhà khoa học là không có bài báo công bố ở nước ngoài, bản thân nước ta cũng không đánh dấu được sự phát triển khoa học ở mức độ nào.
GS.TS Phùng Đắc Cam cho rằng, yêu cầu hiện nay ngày càng tăng, đòi hỏi phải có các công bố khoa học, phải có sản phẩm ra thực tế... nhưng điều này mâu thuẫn với kinh phí để các nhà khoa học làm việc. Họ phải tìm các nguồn khác nhau may ra mới đủ làm một cách đứng đắn. Đó là cơ chế của cả nền khoa học. 
Nhưng có một tín hiệu vui chính là Bộ Khoa học & Công nghệ có Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia (Nafosted) với số tiền đầu tư tương đối cao so với thời điểm này. Đây là niềm khích lệ, lôi kéo các nhà khoa học để thực hiện ước mơ nghiên cứu của mình. 
Tất nhiên, chương trình yêu cầu các kết quả thu được phải công bố 2 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, đây là điều kiện chính đáng để các nhà khoa học Việt Nam được nâng tầm nghiên cứu của mình trên bình diện khoa học ở các nước trong khu vực và thế giới. 

Ổ gái chuyên “săn” khách Tây giữa khu VIP của thủ đô

Ổ mại dâm trá hình này nằm ngay trong lòng phố Tô Ngọc Vân (Tây Hồ - Hà Nội) với "đặc sản" là "gái cầu thang" với sở thích săn "hàng" khách Tây.

“Đặc sản” “gái cầu thang”

BT Vũ Luận: 100 tỷ biên soạn SGK, PGS Văn Như Cương: chỉ 35 tỷ!

(Kiến Thức) - Trong số hơn 34.000 tỷ đồng, theo Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn SGK. Thế nhưng, PGS Văn Như Cương chỉ 35 tỷ đồng là đủ.

Trong chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã trả lời về con số 34.275 tỷ đồng được cho là kinh phí để đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà dư luận đang rất quan tâm.
"Con số 34.275 tỷ đồng, sau khi tìm hiểu, thì chúng tôi được biết là được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK mà còn bao gồm đào tạo lại đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình và SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ GĐ-ĐT, việc đại diện của Bộ GD-ĐT nhắc đi nhắc lại con số hơn 34.000 tỷ đồng này trong cuộc họp của UBVTQH và cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT là một sai sót, sơ xuất đáng tiếc và khẳng định, khi đại diện của Bộ trình bày Tờ trình và hồ sơ gửi sang UBTVQH không có con số này. Để xảy ra sơ xuất này thì trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. "Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này", ông Phạm Vũ Luận nói.
Tuy nhiên, đặt vấn đề về nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỷ đồng biên soạn chương trình, SGK, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):
- Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là Đề án đổi mới chương trình - SGK với chi phí ngân sách dự kiến là 34.275 tỷ đồng. Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 tới đây. Ông đánh giá thế nào về đề án này, thưa PGS Văn Như Cương? 
Khi tôi nghe về đề án này thì tôi thấy rất lạ. Vừa mới đây, Quốc hội đã thông qua Đề án chiến lược về đổi mới toàn diện nền giáo dục, giờ này đưa ra đề án đổi mới chương trình - SGK thì không hiểu là để làm gì, mục đích ra sao. Hơn nữa, nghe từ các nguồn thông tin thì rõ ràng đề án này không đưa ra được các con số chi tiết cụ thể như thế nào. Trước đây, Đề án Đổi mới toàn diện nền giáo dục cũng phải xem xét đi xem xét lại mới thông qua được vì nó quá sơ sài. Đến giờ lại đưa ra đề án này, không hiểu Bộ GD&ĐT vội vàng cái gì mà làm gì cũng sơ sài, đại khái, qua loa như vậy. 
- Nhiều người tỏ ra rất ngỡ ngàng bởi đây là một số tiền quá lớn cho việc xây dựng chương trình, SGK. Đã từng tham gia viết SGK, ông thấy thế nào?
Hơn 34 nghìn tỷ đồng, một con số không thể tưởng tượng nổi. Tôi không thấy trong báo cáo của Bộ GD&ĐT là số tiền đó chi vào các khoản gì cụ thể cả. Trong khi đáng lẽ ra khi đề xuất số tiền đó phải nói rõ chi cho xây dựng chương trình là bao nhiêu, SGK là bao nhiêu, tổ chức nhân sự làm thế nào, thẩm định, dạy thử, biên tập, thậm chí là đi tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài ra sao, tuyên truyền... Tôi không thấy những cái đó. Còn với tư cách là người đã từng viết SGK, tôi có thể khẳng định, đảm bảo rằng chỉ cần 35 tỷ đồng là xong luôn. Tôi nhắc lại là 35 tỷ đồng, tôi có thể tổ chức viết lại toàn bộ SGK.
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội).
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). 
- Ông dựa trên tính toán nào để đưa ra con số 35 tỷ đồng này?
Ngày xưa khi tôi tham gia viết sách, ví dụ là sách Toán lớp 12. Chương trình có 100 tiết học thì tiền để chi cho tác giả hồi đó là 300.000 - 400.000đ/tiết. Giờ giá cả tăng lên, tôi giả sử đến 1 triệu đồng/tiết thì để viết xong SGK Toán lớp 12 chỉ cần chi 100 triệu đồng. Nhân với 12 lớp thì cứ cho là đến hẳn 3 tỷ đồng đi. Nhân tiếp với 11 môn học nữa thì cũng chỉ khoảng 35 tỷ đồng. Nghĩa là nó chỉ bằng một phần nghìn số tiền mà dự án đưa ra. Thế thì còn 999/nghìn kia thì dùng để làm gì? Phải chăng là dùng để thẩm định xem cái nội dung đã viết kia có ổn hay không?
- Một bộ SGK thường có tuổi thọ bao lâu ạ?
Thế giới họ sử dụng các bộ SGK thường chỉ trong khoảng 7 - 8 năm là sẽ thay. 
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, khi xây dựng đề án, Bộ dự trù kinh phí 34.275 tỷ đồng bao gồm thực hiện công việc đổi mới chương trình, SGK, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và SGK, đó là chưa kể đến tiền xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị ở những trường còn thiếu...

Chuyên gia Nga chết bất thường trong khách sạn giữa Sài Gòn

(Kiến Thức) - Khi người đồng hương bước vào phòng thấy bạn mình nằm bất động, tay chân cứng đơ nên vội báo nhân viên và CQCA kiểm tra thì ghi nhận nạn nhân đã chết.

Sáng nay, CQĐT Công an TP HCM và các ngành chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Smirnov Vitalii (35 tuổi, quốc tịch Nga) trước khi phối hợp cùng đại diện Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại TP HCM làm thủ tục bàn giao cho người thân đưa về nước lo hậu sự.
Khách sạn Sai Gon Star, nơi phát hiện chuyên gia người Nga tử vong.
Khách sạn Sai Gon Star, nơi phát hiện chuyên gia người Nga tử vong.