Thi tốt nghiệp THPT 2021: Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện

Những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cần tiếp tục phát huy như giao trách nhiệm trực tiếp cho các địa phương nhưng Bộ GD&ĐT, bộ trưởng Bộ GD&ĐT là người chịu trách nhiệm toàn diện…

Tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tham dự cuộc họp về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 ngày 9-4, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Thi tot nghiep THPT 2021: Bo GD&DT chiu trach nhiem toan dien
Tân bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ sẽ xem xét, nghiên cứu các biện pháp
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, toàn diện cho thí sinh. Ảnh: VGP
Cố gắng tránh sai sót ở kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã rút kinh nghiệm từ các bài học trong việc tổ chức kỳ thi những năm trước, đặc biệt là phương án ứng phó trong tình huống có dịch bệnh như trong năm 2020.
“Vừa qua Bộ GD&ĐT đã công bố đề tham khảo, được giáo viên, chuyên gia đánh giá là vừa đảm bảo tốt nghiệp, vừa đảm bảo độ phân hóa phù hợp, làm phong phú ngân hàng đề” - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn rất được quan tâm. Việc phân cấp địa phương tổ chức kỳ thi, chịu trách nhiệm trực tiếp là chủ trương đúng đắn.
Ông đề xuất Bộ GD&ĐT cần hướng dẫn thật tốt, chi tiết các khâu, đặc biệt bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra chính thức phải có kế hoạch đột xuất để phát hiện những trục trặc, vấn đề và xử lý kịp thời, nhanh chóng.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, về lâu dài kỳ thi tốt nghiệp THPT phải làm sao tác động ngược trở lại để giúp nâng cao chất lượng, giúp hệ thống giáo dục phát triển lành mạnh, đồng thời bảo đảm quyền lợi được học lên bậc cao hơn của thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT.
Các đại biểu nhận xét những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cần tiếp tục phát huy như giao trách nhiệm trực tiếp cho các địa phương nhưng Bộ GD&ĐT, bộ trưởng Bộ GD&ĐT là người chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi; công khai học bạ; tổ chức chấm thi tập trung; đề thi vừa đáp ứng yêu cầu thi tốt nghiệp, vừa phân hóa, bảo đảm cơ hội vào đại học rộng mở hơn cho tất cả thí sinh.
Bên cạnh đó, kỳ thi năm 2021 phải tiếp tục được rà soát, cải tiến, rút gọn những khâu trong tổ chức kỳ thi từ tổ chức ra đề, tập huấn công tác coi thi, chấm thi, thanh tra, kiểm tra đến xử lý các vi phạm, tình huống phát sinh… làm sao vẫn đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, an toàn, trung thực, khách quan nhưng không gây căng thẳng, áp lực không cần thiết cho thí sinh và xã hội.
Đáng chú ý, các ý kiến cho rằng quy chế thi phải chặt chẽ nhưng phải nhân văn, đứng về phía thí sinh, tạo điều kiện tối đa cho các em, xem xét kỹ càng, thấu đáo những trường hợp vi phạm quy chế thi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết ông sẽ dành sự quan tâm, trực tiếp làm việc với các cục, vụ, kiểm tra kỹ, rà soát tất cả các khâu để tránh sai sót, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới, bảo đảm an toàn từ chuẩn bị đề, chấm thi, xác nhận kết quả, công bố điểm, đăng ký xét tuyển…
“Không chỉ giới hạn trong quy chế, Bộ GD&ĐT cũng sẽ xem xét, nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, toàn diện cho thí sinh” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Tạo điều kiện cho thí sinh dự thi
 Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT là việc rất quan trọng, không chỉ của ngành giáo dục mà của toàn xã hội bởi liên quan đến gần 1 triệu học sinh, trong đó trên 600.000 em có nguyện vọng vào đại học.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT cần kế thừa những điểm đã làm tốt, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những điểm còn hạn chế, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho thí sinh.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế thi, đề thi thử, cơ bản nhận được phản hồi tích cực của dư luận nhưng Phó Thủ tướng đề nghị bộ từ nay đến khi tổ chức thi, trên tinh thần cầu thị, tiếp tục rà soát những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo kỳ thi được tổ chức tốt, đặc biệt những gì liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của thí sinh tốt hơn.
Liên quan đến việc thí sinh đổi nguyện vọng nhiều lần sau khi biết kết quả thi là một ví dụ cho cải tiến tốt nhưng bộ cần tiếp tục xem xét các quy định sao cho thuận lợi nhất. Đơn cử như yêu cầu các thí sinh bảo lưu kết quả thi phải xin xác nhận từ nhà trường thì bộ phải xem lại hệ thống công nghệ thông tin, nếu có đầy đủ thông tin của thí sinh thì không cần xác nhận, chỉ những trường hợp không có trong hệ thống mới cần xin xác nhận, giảm thiểu các thủ tục nhiêu khê cho thí sinh.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT cần tiếp tục rà soát lại các quy định pháp luật về thanh tra, đảm bảo chương trình thanh tra, kiểm tra, giám sát linh hoạt theo đúng pháp luật, không quá nặng nề nhưng đảm bảo nghiêm túc.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Một trong những bài học thành công của kỳ thi năm 2020 là quy định rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và các địa phương. Kỳ thi năm nay tiếp tục triển khai hướng như vậy, Bộ GD&ĐT tiếp tục chịu trách nhiệm toàn diện của kỳ thi.
Cụ thể là xây dựng, ban hành quy chế thi, hướng dẫn tổ chức thi, ra đề, tổ chức hệ thống chấm thi tập trung (chấm thi bằng máy toàn bộ phần thi trắc nghiệm và công cụ cần thiết giám sát chấm bài thi tự luận) sao cho đảm bảo công bằng, khách quan.
Gắn với việc tiếp tục giải pháp công khai điểm học bạ của các tỉnh, bộ phải có phân tích, đánh giá, tỉnh nào chênh lệch điểm thi và học bạ để có uốn nắn, chấn chỉnh việc nâng điểm học bạ, không đúng thực chất, năng lực của học sinh. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát rõ ràng.

Bức thư gửi ngành Giáo dục đầu tiên của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

Trong bức thư, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, được giao trọng trách này là một vinh dự to lớn với ông, nhưng cũng rất nặng nề, nhiều áp lực, khó khăn và thách thức.

Ngày 8/4, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn vinh dự được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao phó đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhân dịp này, người đứng đầu ngành Giáo dục đã gửi thư tới các thầy cô giáo, công chức viên chức, người lao động trong ngành giáo dục.

Soi “ghế nóng” lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc luôn gây thị phi dư luận?

(Kiến Thức) - Trước khi ông Nguyễn Văn Huyến được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, "chiếc ghế nóng" của người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh này đã có tiền lệ gây nhiều thi phi trong dư luận.

Cuối tháng 5/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ công bố và trao 8 quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, ở lĩnh vực Giáo dục&Đào tạo (GD&ĐT), ông Nguyễn Văn Huyến - Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phúc Yên giữ chức Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc từ ngày 1/6/2019. Ông Huyến nhận công tác thay cho ông Phạm Quang Tuệ nghỉ chế độ hưu trí.
Ông Nguyễn Văn Huyến (SN 1976) trước khi được bổ nhiệm là quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã từng đảm nhiệm các vị trí: Chánh văn phòng UBND thị xã Phúc Yên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Phúc Yên, Phó Chủ tịch HĐND thị xã Phúc Yên.
Soi “ghe nong” lanh dao So GD&DT Vinh Phuc luon gay thi phi du luan?
Ông Nguyễn Văn Huyến (đứng) trong buổi nhậm chức Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc).

Việc bổ nhiệm ông Huyến là người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc đã dấy lên nhiều nghi ngại trong dư luận về tính công khai, minh bạch trong vấn đề tổ chức cán bộ tại tỉnh này.

Nguyên nhân bởi, ông Nguyễn Văn Huyến chưa từng đảm nhiệm quản lý trực tiếp về giáo dục, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo “Quy định về tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GĐ&ĐT” được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành ngày 31/12/2008.

Theo quy định này, phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục dành cho giám đốc Sở GD&ĐT và tương đương; phải công tác trong ngành Giáo dục từ 7 năm trở lên trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý giáo dục; đã hoặc đang giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng trường trung học phổ thông hoặc tương đương, hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp; hiệu trưởng, hiệu phó trường cao đẳng, đại học.

Liên quan nội dung phản ánh về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Huyến chức vụ Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT thiếu điều kiện, ngày 12/9, trao đổi với Tiền Phong, bà Hoàng Thị Thúy Lan - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh đã có báo cáo UBKT T.Ư về việc này.

Khi phóng viên đề cập được cung cấp nội dung, văn bản đã báo cáo UBKT T.Ư, bà Hoàng Thị Thúy Lan từ chối với lý do đang bận họp.

Ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, hiện đang làm báo cáo việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Huyến giữ chức vụ Quyền giám đốc Sở GD&ĐT gửi UBKT T.Ư. Theo ông Trì, nội dung vụ việc này được giao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy Vĩnh Phúc vì ông Nguyễn Văn Huyến thuộc diện cán bộ do Tỉnh ủy quản lý.
Liên quan đến sự việc trên, một cán bộ tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết : “Về cơ bản không có gì lắm, tạo điều kiện cho anh em và thừa nhận nếu xét về tiêu chí là chưa đủ….” - thông tin trên Tiền phong.
Soi “ghe nong” lanh dao So GD&DT Vinh Phuc luon gay thi phi du luan?-Hinh-2
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. 

Trước sự việc của ông Nguyễn Văn Huyến được bổ nhiệm vào vị trí quyền Giám đốc Sở GD&ĐT, trước đó, đơn vị này từng có lùm xùm khác xung quanh vị trí "ghế nóng" Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc.

Đầu năm 2018, ông Hoàng Minh Quân - Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc khi đó đã bị kỷ luật cảnh cáo do có nhiều khuyết điểm, vi phạm về nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng quản lý và không chấp hành đúng quy định về công tác tổ chức cán bộ. Nhiều cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thiếu dân chủ, chưa có trong quy hoạch hoặc chưa đủ điều kiện để bổ nhiệm.

Việc kỷ luật ông Hoàng Minh Quân có liên quan đến việc tháng 8/2017, có nhiều có nhiều thông tin phản ánh ông Quân đã quy hoạch con trai là Hoàng Minh Tuấn được bổ nhiệm làm Hiệu phó trường THPT Yên Lạc (huyện Yên Lạc), rồi chuyển sang làm hiệu phó trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

Tháng 12/2015, con trai ông Quân được trưng tập về Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc làm chuyên viên tại Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng. Chưa đầy 1 năm, ông Tuấn được thi sát hạch để vào biên chế quản lý nhà nước.
Tháng 1/2017, ông Tuấn được bổ nhiệm Phó phòng Công nghệ Thông tin. Tuy nhiên, thời điểm này, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã giải thể Phòng Công nghệ Thông tin do đã được sáp nhập với Văn phòng Sở.
Soi “ghe nong” lanh dao So GD&DT Vinh Phuc luon gay thi phi du luan?-Hinh-3
Ông Hoàng Minh Quân khi còn làm Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc từng vướng vào những lùm xung quanh việc bổ nhiệm con trai làm PGĐ Sở này. 

Ngoài ra, ông Quân tiếp tục đưa con dâu là Đào Thị Loan (vợ ông Tuấn) trình độ cao đẳng tin học là giáo viên trường THCS Tô Hiệu (Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên) chuyển về TTGDTX tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 8/2012 và bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Tin học Ngoại ngữ vào năm 2013.

Hoàng Minh Khôi (cháu gọi bằng bác là con của em ruột ông Quân) từ Ban Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất chuyển về công tác tại trường Nguyễn Thái Học, trưng tập về làm Kế toán BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc; cháu họ là Tạ Thị Phương làm hợp đồng tại Ban này.

Cháu dâu Nguyễn Thị Cường (con dâu của em trai ông Quân) làm "hợp đồng 68" tại trường THPT Yên Lạc; sau đó Cường làm kế toán tại trường THPT Yên Lạc.

Con dâu của em gái vợ ông Quân là Nguyễn Thị Oanh được xét tuyển giáo viên mầm non Hoa Hồng (trường trực thuộc Sở); Hoàng Văn Tài (con của em gái vợ ông Quân) được chuyển từ trường THPT Yên Lạc về TTGDTX Yên Lạc (tháng 1/2011), 6 tháng sau chuyển lại về trường THPT Yên Lạc và được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường này.

Những cán bộ, giáo viên khác là con cháu của ông Quân như Bùi Thị Bộ (con của em gái ông Quân); Nguyễn Thị Minh Thu (con của em gái vợ) được xét tuyển vào biên chế vào năm 2011…

Một vấn đề khác gây lùm xùm trong dư luận về giáo dục ở tỉnh Vĩnh Phúc là đầu năm 2015, UBND tỉnh này ban hành quyết định số 448 về việc phê duyệt kết quả thi tuyển giáo viên tiểu học và hợp đồng giáo viên mầm non năm học 2014. Với Quyết định này, kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển giáo viên 2014 sẽ được chuyển về cho các huyện lấy theo chỉ tiêu của địa phương thay vì xét theo chỉ tiêu của toàn tỉnh.

Với việc xác định thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu huyện, thị sẽ có 35 ứng viên trượt trước đó sẽ trở thành những thí sinh trúng tuyển.

Soi “ghe nong” lanh dao So GD&DT Vinh Phuc luon gay thi phi du luan?-Hinh-4
 Quyết định số 448 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, một lùm xùm nữa đặt dấu hỏi về công tác quản lý của người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc khi năm 2017, Sở GD-ĐT có 45 công chức thì có tới 38 người làm lãnh đạo từ ban giám đốc Sở tới lãnh đạo các Phòng ban (85%).

Cụ thể: Phòng thanh tra có 4 công chức và cả 4 đều là lãnh đạo, gồm 1 chánh thanh tra và 3 phó chánh thanh tra; Phòng giáo dục mầm non cũng có 100% công chức là lãnh đạo gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, không có chuyên viên.

Phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục trước đó chỉ có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng; Phòng giáo dục trung học có 5 công chức thì có 4 người là lãnh đạo; Phòng kế hoạch - tài chính và ban quản lý dự án xây dựng công trình của sở mỗi nơi có 3 công chức và tất cả đều là lãnh đạo. 

>>> Xem thêm: Thanh Hóa: Bổ nhiệm hàng chục cán bộ không đúng quy trình

Nguồn: VTC.

Lãnh đạo Vinasun nói gì khi cổ phiếu vào diện cảnh báo?

Phó tổng giám đốc Vinasun Trần Anh Minh khẳng định đây là thực tế thôi thúc ban lãnh đạo nhanh chóng cải thiện tình hình kinh doanh, buộc phải có lãi năm 2022.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) diễn ra sáng 28/4, một cổ đông đã yêu cầu ban lãnh đạo giải trình kế hoạch khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 12/4 vừa qua.

Ông Trần Anh Minh, Phó tổng giám đốc Vinasun, thừa nhận nếu năm 2021 tiếp tục lỗ, cổ phiếu công ty sẽ bị đưa vào diện kiểm soát, đến 2022 còn lỗ sẽ buộc phải rời sàn chứng khoán.