Thi THPT quốc gia: Nhiều điểm mới cần lưu ý

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có 925.792 thí sinh đăng ký dự thi diễn ra từ ngày 24 đến 27/6. Bộ GD&ĐT cho biết, kỳ thi năm nay bộ đã quy định thêm nhiều điểm mới, thí sinh cần lưu ý.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh: Như Ý.
 Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh: Như Ý.
Cụ thể, việc phát đề thi năm nay sẽ được giám thị phát theo sơ đồ đã được định sẵn. Sau khi thí sinh làm bài thi trong tổ hợp môn, giám thị sẽ thu giấy nháp, đề thi và các vật dụng liên quan đề thi nếu thí sinh đã ghi chép lên đó.
Kỳ thi năm nay cũng sẽ siết chặt hơn trong việc coi thi, lực lượng thanh tra giám sát. Năm nay, bộ cử 4.000 thanh tra làm việc tại tất cả các điểm thi, đảm bảo mỗi điểm thi có 2 cán bộ thanh tra độc lập của sở, bộ cắm chốt. Lực lượng này có quyền thanh tra từ chủ tịch hội đồng đến giám thị, giám sát thi và thí sinh.
Mỗi phòng thi đảm bảo một giám thị là giáo viên trường THPT và 1 giám thị là giảng viên trường ĐH, CĐ để giám sát lẫn nhau. Thanh tra bộ lưu ý thí sinh, giám thị không mang các vật dụng không được phép vào phòng thi. Đặc biệt chú ý đến thiết bị công nghệ cao tinh vi.
Đặc biệt, thí sinh lưu ý, mỗi môn thi, mỗi thí sinh chỉ được phát một phiếu trả lời trắc nghiệm duy nhất. Trong trường hợp thí sinh làm bài bị nhàu, rách, bẩn có yêu cầu được đổi thì phải được lập biên bản trả lại phiếu cũ và đề nghị được cấp phiếu dự phòng để tiếp tục làm bài.
Siết chặt quy chế thi
Trong 2 ngày 17 và 18/6, đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT do ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng đã kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia tại Lào Cai. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, năm nay đơn vị có 6.240 thí sinh đăng ký dự thi. Sở đã lựa chọn 16 trường làm điểm thi với 271 phòng thi. Bộ GD&ĐT cũng đã cử 344 cán bộ, giảng viên của Viện ĐH Mở Hà Nội và Trường CĐ Sư phạm Lào Cai phối hợp cùng sở để tổ chức kỳ thi.
Ông Mai Văn Trinh đã kiểm tra công tác chuẩn bị bao gồm: cơ sở vật chất, quán triệt việc tổ chức học tập quy chế cho cán bộ coi thi cũng như hướng dẫn giúp đỡ thí sinh là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở cách xa điểm thi. Đối với Sở GD&ĐT, đoàn kiểm tra lưu ý quy trình việc in sao đề, phải đảm bảo chính xác, cẩn trọng không để xảy ra sơ suất.
Đảm bảo chính xác các mã đề trong túi đựng đề thi. Rà soát lại quy trình trong các khâu coi thi, bảo quản đề thi, bài thi. Đồng thời, lên phương án phòng chống cháy nổ, chập điện…Đặc biệt, ông Trinh nhấn mạnh việc lưu ý sử dụng thiết bị công nghệ cao trong phòng thi.
Ông Hoàng Văn Thi, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng cho biết, năm nay đơn vị có hơn 35.000 thí sinh đăng ký dự thi. Thanh Hóa là địa phương có diện tích đất rộng lớn, nhiều trường lớp nên công tác tổ chức đòi hỏi vất vả, khó khăn hơn.
Ví dụ, ở những đơn vị khác, điểm thi gần nhau, đề thi có thể được chuyển đến điểm thi từ sáng sớm ngay trong ngày thi nhưng ở Thanh Hóa, có điểm thi ở miền núi vận chuyển đường trong ngày không kịp nên phải vận chuyển đề trước đó một ngày từ và có lực lượng an ninh bảo vệ. Cũng theo ông Thi, kỳ thi năm nay, Thanh Hóa điều động 5.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ thi.
Dù đã có kinh nghiệm tổ chức thi nhưng kỳ thi THPT quốc gia được xác định là kỳ thi quan trọng, không để xảy ra bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng như phải đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan nên năm nay Thanh Hóa có cán bộ, giảng viên của 5 trường ĐH phối hợp làm thi.
Trong đó, mỗi điểm thi có ít nhất lực lượng của 2 trường ĐH, CĐ đến coi thi nhằm đảm bảo yếu tố khách quan. Ngoài ra, việc học tập quy chế thi được quán triệt nhiều lần tới các giáo viên coi thi. Trước ngày thi, lực lượng này sẽ được phổ biến lại một lần nữa.
Thí sinh căng mình ôn luyện
Thời điểm này, Trường THPT đã cho học sinh nghỉ ngơi để chuẩn bi bước vào kỳ thi nhưng Nguyễn Quỳnh Trang, học sinh lớp 12 tại Hà Nội vẫn ngày đêm miệt mài ôn lại bài vở và kín lịch ở trung tâm luyện thi. Trang cho biết, em chỉ ôn 3 môn Văn, Toán và ngoại ngữ ở trung tâm, còn các môn khác tự học ở nhà. Vậy mà, có ngày đến 9h30 tối Trang mới rời trung tâm về nhà trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ rã rời.
Trang chia sẻ: “Kiến thức lớp 11 rất dài và khó, dù chỉ thi một phần rất nhỏ nhưng các em vẫn phải học hết. Cách thức thi trắc nghiệm có thể hỏi ở bất kỳ phần nào, vì thế ngoài học cơ bản hết chương trình lớp 11 và 12 một lượt, học sinh được giáo viên hướng dẫn học xới sâu lại từng bài nên rất mệt”, Trang nói.
Thầy Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương I, Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm 2017, nhà trường biết được tinh thần của kỳ thi sẽ có 20% chương trình lớp 11 nữa nên ngay từ đầu năm giáo viên đã trao đổi, hướng dẫn học sinh cách học, cách lựa chọn bài thi tổ hợp phù hợp năng lực học sinh, tránh bị quá sức.
Ngoài ra, để học sinh làm quen với đề, giáo viên trường được yêu cầu chuẩn bị một hệ thống đề tương tự đề thi minh họa để học sinh ôn luyện và sau một thời gian lại tổ chức thi khảo sát năng lực học sinh. Đặc biệt, qua các kỳ thi, phân loại được năng lực học sinh, trường đã chia nhóm học sinh để ôn luyện phù hợp năng lực.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh dùng thiết bị công nghệ cao cũng sẽ dễ bị phát hiện. Bởi mỗi phòng thi có 2 giám thị, một người đứng từ trên bục nhìn bao quát xuống và một người ở dưới nhìn lên. Khi bị phát hiện, hội đồng thi lập tức mời lực lượng an ninh phối hợp để xử lý thí sinh vi phạm.

Tạm giam nguyên thượng úy CSGT nhờ giang hồ đánh chết người vi phạm

(Kiến Thức) - Thấy ông Nguyễn Văn Chín không chấp hành, cự cãi, không chịu ký vào biên bản, thượng úy CSGT đã gọi nhiều đối tượng giang hồ tới đánh dằn mặt người vi phạm giao thông tới tử vong. 

Thông tin quá trình điều tra vụ CSGT nhờ giang hồ đánh chết người, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM cho báo chí biết, đã ra quyết định tạm giam bị can Phạm Sỹ Hoài Như (SN 1980, nguyên Thượng úy CSGT - Công an quận Tân Bình, TP HCM).
Trong vụ án này, các bị can gồm; Phạm Sỹ Hoài Như, Nguyễn Minh Chung (SN 1991, ngụ quận Tân Phú), Ngô Thành Vương (SN 1996, ngụ quận Tân Bình), Trần Đức Vững (SN 1996, quê Quảng Ngãi) và Phạm Thanh Kim Hạnh (SN 1997, quê Đắk Nông) đều bị truy tố tội "Cố ý gây thương tích".

Lào Cai nỗ lực phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn bệnh dịch này.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch vào tỉnh Lào Cai là rất cao, do đó tỉnh đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Lào Cai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn tập, thực hành ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố của tỉnh tích cực chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn; cấp kinh phí in ấn tờ rơi, áp phích tuyên truyền ngăn chặn bệnh dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát tại vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển lợn và sản phẩm từ địa phương khác và từ Trung Quốc vào địa bàn; tuyên truyền hướng dẫn nhân dân áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn.

Lao Cai no luc phong, chong dich ta lon chau Phi
Diễn tập ứng phó dịch bệnh. 
Đặc biệt, kể từ ngày 6/3, tỉnh Lào Cai đã thành lập 4 tổ, chốt kiểm soát liên ngành kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, tỉnh Lào Cai đã thành lập 3 tổ kiểm soát có sự tham gia của các cơ quan chức năng thực hiện việc chốt chặn, kiểm soát tại các điểm là: (1) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tại thôn Vàng 1, xã Xuân Giao, Bảo Thắng; (2) Trạm thu phí nút giao đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại thôn Ngầm Thỉn, xã Tân Thượng, Văn Bàn; (3) Tổ kiểm soát cơ động tại 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và chốt kiểm soát liên ngành tại Km 78, Quốc lộ 70, thuộc Bản 4, xã Long Phúc, huyện Bảo Yên.

Thời gian hoạt động của các tổ, chốt kiểm dịch bắt đầu từ ngày 6/3/2019 cho đến khi có chủ trương mới của tỉnh. Thời gian trực được thực hiện 24/24h, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ và thường xuyên báo cáo tình hình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Các lực lượng công an, quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố, cơ quan thú y... đều phải cử cán bộ tham gia các tổ, chốt kiểm soát. Những tổ, chốt này được phép tạm dừng các phương tiện giao thông để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh theo chức năng được phân công tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mang các sản phẩm từ thịt lợn vào tỉnh mà không được kiểm soát, nghiêm cấm vận chuyển lợn từ các tỉnh có dịch vào tỉnh; tập trung tuyên truyền hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện rắc vôi bột khử trùng chuồng trại, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, biện pháp phòng chống dịch; hạn chế tái đàn để tránh mầm bệnh xâm nhập vào; tiến hành họp và cam kết với chủ cơ sở giết mổ, Ban quản lý các chợ thực hiện tốt việc quản lý chất lượng nguồn thực phẩm; cập nhật hàng ngày tình hình dịch bệnh; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Toàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để dịch bệnh không lan vào tỉnh.