Thi THPT quốc gia 2018: Nên chọn mấy bài thi?

Năm 2017, số thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội cao hơn khá nhiều (49% tổng số thí sinh) so với chọn bài thi khoa học tự nhiên (37%). Liệu năm nay xu hướng chọn bài thi có thay đổi?
 
 

Từ kỳ thi THPT quốc gia 2017, học sinh học chương trình giáo dục THPT phải thi theo bài thi chứ không theo môn như những năm trước. Các môn thi (có thêm môn giáo dục công dân) được tổ chức thành 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN) là tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học và khoa học xã hội (KHXH) là tổ hợp các môn lịch sử, địa lý và giáo dục công dân.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
 Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thí sinh chọn bài thi KHXH tăng mạnh
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Số liệu thống kê thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia 2017 chọn bài thi tự chọn đã cho kết quả ngược với dự đoán trước đó. Số thí sinh chọn bài thi KHXH vượt cao hơn khá nhiều (49% tổng số thí sinh) so với chọn bài thi KHTN (37%). Rõ ràng việc tổ chức thi như thế nào cũng góp phần vào những yếu tố quyết định sự chọn lựa của thí sinh. Liên tục trong 3 năm (2014, 2015, 2016), khi học sinh được tự chọn một số môn thi tốt nghiệp thì sử có ít lựa chọn nhất. Với việc được chọn cả 2 bài thi và dùng bài thi có kết quả cao nhất để xét tốt nghiệp, cộng thêm việc các môn trong bài thi KHXH được ra đề thi dưới hình thức trắc nghiệm, đây là lần đầu tiên môn sử có số lượng thí sinh đăng ký chọn nhiều hơn các môn thi KHTN.
Tuy nhiên, những phân tích chi tiết hơn cho thấy có đến 85,6% học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT đã chọn bài thi KHXH, chiếm tỉ lệ áp đảo so với số thí sinh chọn bài thi KHTN chỉ để xét tốt nghiệp (5,5%).
Chủ yếu chọn bài thi KHTN
Số lượng thí sinh chọn bài thi KHXH tăng mạnh nhưng điều này không đồng nghĩa với việc số thí sinh chọn các môn KHTN giảm. Thống kê cho thấy số lượng thí sinh đăng ký dự thi chọn các môn KHTN vẫn giữ ổn định như các năm trước, 52,5% thí sinh có đăng ký dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển vào các trường ĐH đã chọn bài thi KHTN so với tỉ lệ 39,1% của bài thi KHXH.
Điều này phản ánh xu hướng đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Các tổ hợp xét tuyển truyền thống như khối A (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, ngoại ngữ), B (toán, hóa, sinh), C (văn, sử, địa), D1 (toán, văn, ngoại ngữ) vẫn chiếm tỉ lệ thí sinh ĐKXT cao nhất với trên 80% số nguyện vọng đăng ký. Các môn thuộc khối A vẫn đạt tỉ lệ cao nhất, chiếm 1/3 tổng số nguyện vọng đăng ký vào các trường; sau đó là khối D1, khối C, khối A1, khối B. Khối C cũng đạt khoảng 15% lượng đăng ký, nhỉnh hơn một vài năm trước.
Cân nhắc khi đăng ký thi cả 2 bài tự chọn
Để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ, quy chế thi THPT quốc gia cho phép thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Đây là quy định có tính khuyến khích cao vì ở những kỳ thi THPT QG 2015 và 2016, dù thí sinh thi nhiều môn nhưng chỉ có thể dùng môn đã đăng ký trước khi thi để xét tốt nghiệp THPT, dù cho môn này điểm thấp hơn các môn tự chọn khác đã thi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với quy định học sinh hệ giáo dục phổ thông phải thi tối thiểu 4 bài thì mỗi thí sinh đã phải thi 6 môn thi độc lập thay vì 4 môn như những năm trước và để thi hết cả 5 bài thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017, thí sinh thi 9 môn chứ không phải 8 môn như ở năm 2015 và 2016.
Trong năm 2017, số học sinh chọn cả hai bài thi tự chọn tuy tỉ lệ chưa vượt quá 10% tổng số thí sinh nhưng con số đã lên đến gần 70.000 học sinh, lớn hơn gấp nhiều lần so với năm 2015 và 2016. Tuy nhiên, kết quả điểm của những thí sinh thi cả 2 bài tự chọn đều không cao so với thí sinh chỉ thi 1 bài tự chọn. Nếu như điểm bình quân bài thi của thí sinh chỉ thi 1 bài tự chọn KHTN là 5,47 hoặc bài KHXH là 6,59 thì điểm bình quân các bài thi tương ứng của thí sinh thi cả 2 bài tự chọn khá thấp, chỉ là 4,00 và 5,99. Như vậy, dẫu rằng thi cả 2 bài tự chọn thì tuy có thể đăng ký xét tuyển ở nhiều khối nhưng không đồng nghĩa với tăng khả năng trúng tuyển vì điểm thi các môn cao mới là yếu tố quyết định.

Vụ mất 245 tỷ: Uy tín của Eximbank sẽ giảm sút thế nào?

(Kiến Thức) - "Chưa biết vụ việc sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn uy tín của ngân hàng Eximbank sẽ giảm sút mạnh", Ths. Ls Đặng Văn Cường đánh giá về vụ việc Nguyên Phó Giám đốc Eximbank lừa đảo 245 tỷ của khách hàng rồi bỏ trốn.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh TP.HCM - lừa đảo chiếm đoạt 245 tỉ đồng của khách hàng Chu Thị Bình rồi bỏ trốn ra nước ngoài đang gây nóng dư luận, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Ths. Ls Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội - đánh giá: 

"Sau những vụ việc, những đại án như vụ Huyền Như, vụ Ngân hàng Xây dựng, ACB, OceanBank... tiếp đến là vụ việc này xảy ra tại Eximbank thì uy tín của ngành ngân hàng đang xuống thấp. Chưa biết vụ việc với bà Bình sẽ đi đến đâu nhưng chắc chắn rằng uy tín của ngân hàng Eximbank sẽ giảm sút, ảnh hưởng tới hoạt động huy động tiền gửi trong thời gian tới".

Sụ mất 245 tỷ ở Eximbank và hàng loạt vụ đại án khác, uy tín ngành ngân hàng đang xuống thấp...
Sụ mất 245 tỷ ở Eximbank và hàng loạt vụ đại án khác, uy tín ngành ngân hàng đang xuống thấp...
Theo luật sư Cường, về góc độ pháp lý thì cần có những văn bản pháp luật, những quy định cụ thể hơn nữa để xác định trách nhiệm, rủi ro khi tiền gửi tại ngân hàng bị mất mát để người dân yên tâm khi mang tiền đi gửi tại ngân hàng. Việc bảo hiểm tiền gửi cũng cần phải có những quy định hợp lý, hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong những trường hợp như thế này.
Mời quý độc giả xem video: Luật sư Đăng Văn Cường phân tích về bản chất pháp lý về vụ mất 245 tỉ tại ngân hàng Eximbank:
Luật sư Cường cũng cho rằng: "Trong vụ việc này bà Bình cũng có những bất cẩn, quá tin tưởng vào lãnh đạo Ngân hàng Eximbank nên mới bị thất thoát số tiền lớn như vậy. Nếu bà Bình ký khống vào giấy trắng để ông Hưng tùy ý điền nội dung thì đó là sai lầm nghiêm trọng nhất, khiến ông Hưng có thể quyết định mọi nội dung mà không phụ thuộc vào ý chí của bà Bình nữa".

Trong khi đó, theo quy định pháp luật thì ủy quyền là một giao dịch dân sự tương đối phổ biến trong đời sống xã hội. Bản chất của giao dịch ủy quyền là nhờ người khác, cho phép người khác thực hiện cái "quyền" của người đang có quyền. Việc ủy quyền pháp luật quy định có thể bằng lời nói, hành vi hoặc có thể bằng văn bản. Trong một số trường hợp thì bắt buộc việc ủy quyền phải được lập thành văn bản như ủy quyền liên quan tới tài sản có đăng ký sở hữu, tài sản có giá trị lớn...

Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch ủy quyền thì người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền cho người mà mình đủ tin tưởng, cân nhắc kỹ nội dung, phạm vi, thời hạn ủy quyền và cần phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc ủy quyền. Tuyệt đối không được ký khống tên mình vào tờ giấy trắng, để trống nội dung... làm như vậy là vô cùng rủi ro và hậu quả khôn lường.

Mới ra tù đã phóng xe máy đi cướp hàng chục triệu đồng

(Kiến Thức) - Cả hai đối tượng vừa mới ra tù nhưng đã phóng xe máy đi cướp hàng chục triệu đồng trên đường phố ở Huế. Công an đã bắt giữ ngay sau đó.

Chiều ngày 27/2, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị đã bắt được hai đối tượng gồm Phan Văn Phước (25 tuổi, trú đường Chi Lăng, phường Phú Hậu, TP Huế) và Nguyễn An Quốc Phước (20 tuổi, trú đường Nguyễn Gia Thiều, phường Phú Hậu, TP Huế) là kẻ gây ra vụ cướp giật hàng chục triệu đồng của người đi đường.
Trước đó, sáng ngày 25/2, trên đường Lê Lợi, TP Huế, chị Đinh Thị Lệ Tuyền (trú đường Đặng Huy Trứ, TP Huế) đang ôm túi xách ngồi sau xe máy do một người khác đèo lưu thông trên đường Chi Lăng thì bị hai đối tượng trên đi xe máy bám theo, cướp mất.