Thi thể nhà báo Khashoggi được tìm thấy, Mỹ phản ứng gay gắt

(Kiến Thức) - Mỹ vừa công bố biện pháp trừng phạt đầu tiên nhằm vào Saudi Arabia liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại giữa lúc có thông tin cho rằng thi thể của nhà báo này được tìm thấy trong vườn nhà Tổng lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul.

Theo Daily Mail ngày 23/10, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích Saudi Arabia liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi bị giết. Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, giới chức Saudi Arabia đã có hành vi che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử các vụ che giấu.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington đã xác định được 21 quan chức Saudi đứng sau vụ việc. Ông Pompeo cho biết những ngày này sẽ bị tước visa Mỹ hoặc sẽ không được cấp visa Mỹ trong tương lai.
Thi the nha bao Khashoggi duoc tim thay, My phan ung gay gat
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Saudi Arabia liên quan đến vụ sát hại nhà báo Khashoggi. Ảnh: AP.
Được biết, thu hồi visa là những hành động trừng phạt đầu tiên của Mỹ đối với Saudi Arabia kể từ khi có thông tin ông Khashoggi mất tích sau khi vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul hôm 2/10. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Pompeo, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang xem xét các biện pháp trừng phạt khác dành cho những cá nhân chịu trách nhiệm, bao gồm người thực hiện vụ ám sát và người có liên quan đến cái chết của ông Khashoggi.
“Những hình phạt này không phải là cuối cùng của Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục có thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với những người chịu trách nhiệm”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Trong diễn biến liên quan, nguồn tin của Sky News tiết lộ, các phần thi thể của nhà báo Khashoggi đã được tìm thấy trong khu vườn nhà của Tổng lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul, cách lãnh sự quán khoảng 500m. 
Nguồn tin này còn cho biết, nhà báo Khashoggi đã bị "phân xác" và khuôn mặt của ông "bị biến dạng".
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội ngày 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng thi thể của ông Khashoggi vẫn chưa được tìm thấy. Tổng thống Erdogan cho biết nhiều dấu hiệu cho thấy vụ sát hại nhà báo Khashoggi đã được lên kế hoạch từ trước, chứ không phải bắt nguồn từ "một vụ ẩu đả" trong lãnh sự quán Saudi Arabia như lời giải thích của Riyadh. 

Mời độc giả xem video về vụ nhà báo Khashoggi mất tích và bị sát hại (Nguồn: BBC)

Đề cập đến 18 nghi phạm đã bị Chính phủ Saudi Arabia tạm giữ để phục vụ điều tra, Tổng thống Erdogan yêu cầu các nghi phạm cần được đưa đến thành phố Istanbul để đối diện với công lý.
“Tôi đã đề xuất khởi tố đối với 18 nghi phạm đã tham gia thực hiện vụ sát hại nhà báo Khashoggi ở Istanbul”, Tổng thống Erdogan phát biểu trước Quốc hội ngày 23/10.
Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục điều tra về cái chết của nhà báo Khashoggi cho tới khi mọi câu hỏi được giải đáp.

Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia tranh cãi nảy lửa vụ nhà báo Khashoggi

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có bằng chứng cho thấy nhà báo Khashoggi bị sát hại bên trong lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul. Saudi Arabia kịch liệt bác bỏ.

Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Abrabia vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Ngày 12/10, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này có bằng chứng cho thấy nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi đã bị sát hại bên trong tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Saudi Arabia đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc. Dư luận thế giới tiếp tục bày tỏ quan ngại về những tranh cãi giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia và yêu cầu làm sáng tỏ vụ mất tích của nhà báo Khashoggi.
Tho Nhi Ky va Saudi Arabia tranh cai nay lua vu nha bao Khashoggi
 Nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Ảnh: DW.
Một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia nhất trí thành lập một đội điều tra chung để xem xét vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có bằng chứng là đoạn băng hình kèm âm thanh cho thấy ông Jamal Khashoggi đã biến mất sau khi vào tòa nhà lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul và đã bị sát hại sau đó. Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có cả tài liệu về vụ sát hại. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chưa công bố những bằng chứng này.

Điều ít biết về người đứng đầu danh sách kế vị ngai vàng nước Anh

(Kiến Thức) - Thái tử Charles, con trai cả của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip, đảm nhiệm vai trò là người thừa kế ngai vàng Anh từ năm 1952. Ông là người giữ "chức vụ" này lâu nhất trong lịch sử nước Anh.

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh
Thái tử Charles sinh ngày 14/11/1948 tại Cung điện Buckingham, thủ đô London. Ông là con trai cả của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip, và hiện là người đứng đầu danh sách kế vị ngai vàng nước Anh. Ảnh: Getty. 

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-2
Thái tử Charles từng học tại trường Hill House ở phía tây thủ đô London năm 1956, nhưng chuyển sang trường Cheam một năm sau đó. Năm 1962, Thái tử Charles theo học tại trường Gordonstou ở Scotland. Ảnh: Independent. 

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-3
Cũng trong thập niên 1960, Thái tử Charles (phải) có thời gian đến Melbourne, Australia, dưới hình thức sinh viên trao đổi. Ảnh: Daily Express. 

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-4
Trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến 1970, Thái tử Charles học ngành khảo cổ, nhân chủng học và lịch sử tại trường Trinity thuộc Đại học Cambridge. Ngoài việc học, ông cũng tích cực tham gia các hoạt động khác trong trường. Ảnh: Alpha. 

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-5
 Sau khi tốt nghiệp năm 1970, Thái tử Charles bắt đầu sự nghiệp trong quân đội. Sau 6 tháng trải qua quá trình đào tạo trong Không quân Hoàng gia Anh, Thái tử Charles gia nhập lực lượng này vào năm 1971 và tiếp tục làm việc trên tàu HMS Norfold. Ảnh: CNN.

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-6
 Vào giữa thập niên 1970, Thái tử Charles gia nhập Trạm Không quân Hải quân Hoàng gia Anh để được đào tạo về lái trực thăng và sau đó trở thành phi công trực thăng trên tàu HMS Hermes. Ảnh: Getty.

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-7
 Năm 1976, Thái tử Charles trở thành chỉ huy tàu HMS Bronington. Cũng trong năm đó, ông thành lập Prince’s Trust, một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Zimbio.

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-8
 Năm 1995, ông được thăng cấp làm Đại tá Không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Belfast Telegraph. 

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-9
 Về đời tư, ngày 29/7/1981, Thái tử Charles kết hôn với Công nương Diana tại nhà thờ St Paul's, thủ đô London. Họ có hai người con là Hoàng tử William và Hoàng tử Harry. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của cặp đôi Hoàng gia Anh nổi tiếng này tan vỡ vào năm 1996. Ảnh: Mirror.

Dieu it biet ve nguoi dung dau danh sach ke vi ngai vang nuoc Anh-Hinh-10
Năm 2005, Thái tử Charles tái hôn với người bạn gái lâu năm là Camilla Parker Bowles. Tuy nhiên, hiện tại, cuộc hôn nhân của Thái tử Charles và Công nương Camilla đang bị đồn đoán đứng trước nguy cơ tan vỡ sau 13 năm. Ảnh: Getty.