Theo chân thợ săn lan rừng: Có khi đánh cược cả mạng sống

“Nghề tìm lan rừng cho thu nhập cao hơn làm nương nhưng khá nguy hiểm vì phải trèo lên những vách núi hoặc những cây cao. Nếu không cẩn thận có thể bị ngã hoặc rắn độc cắn đấy”, chị Diên chia sẻ.

Những nhành lan rừng xanh mướt còn ướt đẫm sương sớm được xếp lại thành từng bó và bán với mức giá chỉ từ 10.000 – 15.000 đồng/cành. Mỗi ngày, chị Lường Thị Diên cùng nhiều bà con ở bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, TP. Sơn La có thể kiếm được 30-50 bó lan dại, đem lại mức thu nhập từ 300.000-500.000 đồng/ngày.
Khu vực xã Chiềng Cọ (TP.Sơn La) được biết đến là nơi có rất nhiều dãy núi đá trùng điệp đan xen những thung lũng trù phú.
Theo chan tho san lan rung: Co khi danh cuoc ca mang song
 
Với khí hậu mát mẻ, mảnh đất Chiềng Cọ rất phù hợp cho nhiều loài cây phát triển. Trong đó, phải kể đến lan rừng. Lan rừng ở Chiềng Cọ khá đa dạng về chủng loại và màu sắc. Có loại mọc ở những vách đá cheo leo, có loại mọc trên những thân cây cao vút… loại nào cũng khoe hương sắc nơi đại ngàn.
Nắm bắt được nhu cầu của du khách muốn được sở hữu những giò lan rừng đặc sắc của vùng núi Tây Bắc, chị Lường Thị Diên cùng nhiều bà con ở bản Ngoại (xã Chiềng Cọ) vẫn thường lên núi tìm lan dại về bán.
Theo chan tho san lan rung: Co khi danh cuoc ca mang song-Hinh-2
 Những loại lan rẻ tiền sẽ được phân loại và bán theo bó.
Chị Diên thường chọn những loại lan dại mọc nhiều trên các vách núi đá vôi. Theo chị, những loại lan này dễ chăm sóc, lại có giá khá rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Từ sáng sớm, chị đã vào rừng tìm lan. Chỉ những loại nở hoa, hoặc đang ra nụ mới được chị chọn bởi có như vậy chị mới biết được “mặt hoa” để giới thiệu cho khách và khách cũng sẽ yên tâm mua đúng loại mình yêu thích.
Lan sau khi thu về sẽ được phân loại và xếp thành từng bó. Giá bán mỗi bó tùy vào số lượng mua, dao động từ 10.000 – 15.000 đồng. Những ngày đắt hàng, chị Diên có thể bán hết 50 bó, đem lại thu nhập khoảng 500.000 đồng/ngày.
“Nghề tìm lan rừng cho thu nhập cao hơn làm nương nhưng khá nguy hiểm vì phải trèo lên những vách núi hoặc những cây cao. Nếu không cẩn thận có thể bị ngã hoặc rắn độc cắn đấy”, chị Diên chia sẻ. Vẫn biết là nguy hiểm rình rập, nhưng vì muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào cho gia đình, nhiều người dân ở Chiềng Cọ vẫn không quản ngại gian khó để đi tìm lan.
Bên cạnh những loại lan rẻ tiền, một số người còn may mắn tìm được các giống lan quý, có giá trị kinh tế cao. Nhà chị Lò Thị Minh ở bản Hùn có hẳn 1 vườn “ươm” các loại lan đẹp như: phi điệp, hạc vĩ, đùi gà, vảy rồng… Cứ mỗi lần đi rừng tìm được các giống lan quý, chị đem chúng về nhà ghép vào các gốc cây và chăm đến lúc xanh tốt, hé nụ thì mới đem đi bán. Tùy vào độ dài của mầm, độ ưa chuộng của khách mà sẽ có giá bán khác nhau. Trung bình từ 150.000-2.000.000 đồng/mầm.
Theo chan tho san lan rung: Co khi danh cuoc ca mang song-Hinh-3
Mầm phi điệp dài khoảng 15cm được chị Minh rao bán với mức giá 400.000 đồng. 
“Giờ cả gia đình tôi chủ yếu sống dựa vào việc tìm và bán lan rừng. Nhưng không vì thế mà chúng tôi khai thác triệt để. Chỉ những mầm lan nào khỏe mạnh, có khả năng sống sót khi ra khỏi rừng thì mới được đem về nhà. Còn lại những mầm nhỏ sẽ vẫn được giữ nguyên để chúng phát triển thêm", chị Minh chia sẻ.

Dịch vụ Sun Square kém, CĐT Đô Thị Thăng Long vẫn “chém đẹp” dân

(Kiến Thức) - Trong khi không được hưởng dịch vụ tiện ích tốt nhất thì cư dân chung cư Sun Square (21 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình II, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn phải đóng mức phí cao ngất.

Như Kiến Thức đã thông tin, cư dân chung cư Sun Square nhiều lần bức xúc vì dịch vụ tiện ích công cộng thiếu thốn, không giống như những cam kết ban đầu của chủ đầu tư. Ngoài ra, một điều nữa khiến người dân tiếp tục bức xúc và tranh cãi gay gắt với chủ đầu tư - công ty Đô Thị Thăng Long (Thăng Long UDIC) - chính là việc phải nộp phí dịch vụ quá cao so với những gì họ đang được hưởng.

“Ở Sun Square, ban đầu chủ đầu tư yêu cầu con số lên đến 9.000, 10.000 đồng/m2 nhưng ban liên lạc và cư dân đấu tranh, họ giảm xuống 7.700 đồng/m2. Giờ họ lại bảo là 8.100 đồng/m2. Sau đó, họ tự nhận dịch vụ tiện ích chỉ mới đạt được 80% nên thu 6.600 đồng/m2. Cư dân chúng tôi không phản đối chuyện phải nộp phí cao hay thấp, sẵn sàng đóng đầy đủ, nhưng chúng tôi muốn số tiền mà cư dân đóng góp phải tương ứng với chất lượng dịch vụ mà cư dân được hưởng”, ông Hoàng Xuân Thuyên, đại diện cho Ban liên lạc Sun Square (do phần đông người dân bầu), cho biết.

Lan rừng giữa phố, bán 10cm giả hạc Lâm Đồng giá 1 chỉ vàng

Trồng lan từ niềm đam mê và rồi trở thành một nghề, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ lan rừng. Ðó là ông Trịnh Quang Thủy, thôn Thanh Hương, xã Lộc Thanh, thành phố Bảo Lộc.

Ghé thăm gia đình ông Trịnh Quang Thủy, quanh nhà là giàn lưới đen và hàng ngàn giò lan treo lủng lẳng. Ông Thủy giới thiệu, vườn nhà ông hoàn toàn là phong lan với hàng chục giống khác nhau, từ giả hạc, trầm Cửu Long, rồng đỏ... cho tới các giống phổ biến hơn như kim điệp, thủy tiên. Ông cho biết, ông đến với lan ban đầu chỉ là đam mê của người thích lan, yêu lan...