Thêm người biểu tình thiệt mạng ở Myanmar

Từ khi Myanmar xảy ra chính biến, có khoảng 80 người biểu tình đã thiệt mạng và hơn 2.100 người khác bị quân đội bắt giữ.

Trong ngày 14/3, ít nhất 2 người biểu tình đã thiệt mạng sau khi đụng độ với quân đội Myanmar. Theo các nhân chứng và truyền thông địa phương, phía quân đội đã dùng đạn hơi cay với đám đông người biểu tình, Reuters đưa tin.
Cụ thể, một thanh niên trúng đạn và tử vong tại thị trấn Bago, gần thành phố Yangon. Theo Kachin Wave, một người khác ở thị trấn Hpakant vùng đông bắc Myanmar cũng thiệt mạng trong lúc tham gia biểu tình.
Trước đó một ngày (13/3), ít nhất 13 người biểu tình ở Myanmar đã thiệt mạng, đánh dấu một trong những ngày ghi nhận nhiều người tử vong nhất kể từ khi cuộc chính biến xảy ra vào hôm 1/2.
Them nguoi bieu tinh thiet mang o Myanmar
 Phong trào biểu tình ở Myanmar lan rộng nhằm phản đối chính quyền quân sự nắm quyền. Ảnh: Reuters.
Ở thành phố Yangon, hàng trăm người biểu tình dựng hàng rào thép gai và bao cát để ngăn chặn các binh lính. Ở một khu vực khác, họ còn ngồi biểu tình dưới những tấm bạt và hô vang: "Chúng ta cần công lý".
Phát ngôn viên của quân đội Myanmar vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận từ Reuters. Một bản tin của đài truyền hình quân sự MRTV đã xác định những người biểu tình là "tội phạm".
Trước tình hình này, ông Mahn Win Khaing Than, cựu chủ tịch quốc hội Myanmar, đã kêu gọi người dân tiếp tục phản đối chính quyền quân sự, đồng thời khẳng định chính quyền dân sự sẽ “cố gắng lập lại trật tự để người dân tự vệ” trước quân đội.
Ông nói với người dân: “Đây là thời điểm đen tối nhất của quốc gia, nhưng bình minh đã đến gần”.
Trước đó vài ngày, ông Khaing Than mới được Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bổ nhiệm làm quyền phó tổng thống Myanmar. Theo đảng NLD, ông Khaing Than sẽ thay thế tổng thống vắng mặt để lãnh đạo chính phủ liên minh và tổ chức các hoạt động của chính phủ.
Tính đến ngày 13/3, khoảng 80 người biểu tình đã thiệt mạng và hơn 2.100 người khác bị bắt giữ, theo Hiệp hội Hỗ trợ cho Tù nhân Chính trị.

Cuộc sống mưu sinh trong bãi rác của trẻ em nghèo Venezuela

(Kiến Thức) - Đối với nhiều em nhỏ và người dân nghèo ở Venezuela, rác trở thành nguồn sinh kế chính của họ. Những đứa trẻ thường đến bãi rác để phụ gia đình tìm kiếm thực phẩm hoặc thứ gì đó có giá trị.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela
Tuy nhiên, theo AP, công việc mưu sinh ở bãi rác của một số người dân nghèo Venezuela cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch COVID-19 khi lượng rác thải giảm, dẫn đến tình trạng những thứ có giá trị tìm được trong bãi rác cũng trở nên hiếm hoi hơn. Ảnh chụp tại bãi rác Pavia ở Barquisimeto, Venezuela, ngày 3/3/2021. (Nguồn ảnh: AP) 

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-2
 Cô Marbelis Brito và các con hiện sống trong ngôi nhà gần bãi rác Pavia, nơi mưu sinh của ba thế hệ gia đình cô ở ngoại ô Barquisimeto, Venezuela.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-3
Một bé trai kéo phần còn lại của chiếc ô tô đồ chơi qua bãi rác Pavia, nơi cậu bé tìm kiếm những món đồ có thể bán lại ở ngoại ô Barquisimeto, ngày 3/3. 

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-4
 "Do ảnh hưởng của đại dịch và cuộc khủng hoảng trong nước, mọi người không vứt bỏ mọi thứ lãng phí như trước nữa", cô Marbelis Brito chia sẻ.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-5
Trong ảnh là Ronaikel Brito, 16 tuổi, mang một chiếc bao tải phía sau chị gái Brismar, 17 tuổi, trên đường trở về nhà từ bãi rác Pavia. 

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-6
 Những đứa trẻ chơi đùa gần bãi rác Pavia ngày 3/3/2021.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-7
Ronaikel Brito, hiện giờ 16 tuổi, chuẩn bị đồ nghề để phục vụ cho "công việc" tại bãi rác. 

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-8
 Được biết, Ronaikel bắt đầu phụ giúp mẹ, cô Marbelis Brito, nhặt rác từ khi 5 tuổi.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-9
 "Thực tế ngày nay bạn không còn tìm được nhiều thứ có giá trị như trước nữa", Ronaikel chia sẻ với AP về khó khăn hiện nay.

Cuoc song muu sinh trong bai rac cua tre em ngheo Venezuela-Hinh-10
Một chú chó của gia đình Brito đứng trước cổng ngôi nhà tạm bợ của họ gần bãi rác Pavia. 

Cảnh sát Myanmar tiếp tục nổ súng, thêm người biểu tình chết trong đêm

Ít nhất hai người chết khi cảnh sát Myanmar nổ súng giải tán đám đông biểu tình ở quận Thaketa, thuộc thành phố Yangon đêm 12/3.

Truyền thông Myanmar đưa tin, cảnh sát nổ súng vào đám đông tụ tập bên ngoài một đồn cảnh sát, yêu cầu thả những người bị bắt giữ.

Điều ít biết về lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi vừa bị bắt

(Kiến Thức) - Bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo Myanmar vừa bị quân đội nước này bắt giữ, từng được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1991.

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat
Ngày 1/2, nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi (ảnh) và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cầm quyền (NLD) bị quân đội Myanmar bắt giữ. Ảnh: Reuters.  

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-2
 Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa Chính phủ Myanmar và lực lượng quân đội nước này. Điều này làm dấy lên nỗi lo về một cuộc đảo chính sau cuộc bầu cử mà quân đội khẳng định là có gian lận. Ảnh: NDTV.

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-3
Cụ thể, trong cuộc bầu cử năm ngoái, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vang dội, chiếm 83% số ghế ở Quốc hội. Tuy nhiên, đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập, với sự ủng hộ của quân đội, tuyên bố không chấp nhận kết quả này và khẳng định có gian lận. Ảnh: Reuters.  

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-4
 Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Rangoon (nay là Yangon), Myanmar. Bà là con gái của tướng Aung San - người bị ám sát không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập năm 1948. Ảnh: Reuters. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-5
 Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Delhi (Ấn Độ) vào năm 1964 và trường Đại học Oxford (Anh) năm 1968, bà làm việc tại Liên Hợp Quốc trong 3 năm. Ảnh: Sky News. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-6
 Vào năm 1972, bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một học giả người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford. Hai người con của họ lần lượt chào đời vào các năm 1973 và 1977. Ảnh: The Guardian. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-7
 Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh chụp bà Aung San và hai con tại Grantown-on-Spey, Scotland, năm 1980. Ảnh: The Guardian. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-8
 Năm 1988, bà trở về Yangon để chăm sóc mẹ. Khi đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Bà San Suu Kyi quyết định ở lại đất nước Myamar để tham gia đấu tranh vì dân chủ cho người dân. Ảnh: NDTV. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-9
 Bà trở thành lãnh đạo của đảng NLD. Chính quyền quân sự Myanmar tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 5/1990. Khi đó, Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng, song các lãnh đạo quân đội từ chối chuyển giao quyền lực. Ảnh: Reuters. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-10
 Trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2010, bà Suu Kyi đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ, quản thúc tại gia. Ảnh: France24.

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-11
Năm 1991, bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, trong lúc đang bị quản thúc tại gia. Ảnh: Reuters.  

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-12
 Vào năm 2012, hai năm sau khi được bãi bỏ quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Hạ viện Myanmar. Ảnh: Reuters. 

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-13
Năm 2015, Đảng NLD của bà Suu Kyi lên nắm quyền sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ khi đó không nắm trọn vẹn quyền lực mà chia sẻ cùng quân đội. Ảnh: Reuters.  

Dieu it biet ve lanh dao Myanmar Aung San Suu Kyi vua bi bat-Hinh-14
Tháng 4/2016, Tổng thống Myanmar ký sắc lệnh ban hành luật trao cho bà Aung San Suu Kyi chức Cố vấn nhà nước. Được biết, Hiến pháp Myanmar ngăn bà Suu Kyi trở thành Tổng thống bởi bà có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài, nhưng với chức vụ Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi vẫn được coi là nhà lãnh đạo của Myanmar. Ảnh: Reuters.