Thấy gì từ câu chuyện "con ông nọ, bà kia” ở Đài PT-TH Hà Nội?

(Kiến Thức) - “Con ông nọ bà kia” phổ biến ở nhiều cơ quan, đơn vị chứ không chỉ là câu chuyện đang diễn ra ở Đài PT-TH Hà Nội. Nhưng có đến 40% nhân sự đài này nằm trong diện “con ông này, cháu bà kia” thì dư luận không khỏi giật mình…

Trong số 700 người đang làm việc tại Đài phát thanh truyền hình Hà Nội (Đài PT-TH Hà Nội) có đến lại 40% năng lực hạn chế nhiều người là "con ông này, cháu bà kia từ trung ương trở xuống thành phố" - Thông tin này do chính ông Tô Quang Phán - Tổng Giám đốc Đài phát thanh truyền hình Hà Nội cho biết tại tại Hội nghị lần thứ 14 ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI) diễn ra sáng ngày 3/7.
Đáng chú ý, theo lời ông Phán, dù năng lực cán bộ hạn chế cũng không thể loại bỏ được do họ là “con ông nọ, bà kia”, do họ “làm việc làng nhàng nhưng không vi phạm kỷ luật, không chửi cãi ai..." nên không đuổi được. Thậm chí có cán bộ đi học hết lớp này, lớp kia, thậm chí có 3 bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không làm được việc gì ở đài.
Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội cũng nói rằng, chưa cơ quan truyền thông nào lại có nhiều cán bộ chủ chốt như Đài PT-TH Hà Nội khi số cán bộ chủ chốt lên đến 140 người.
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet.
 Ảnh minh họa. Nguồn:Internet.
Những con số thống kê trên ngay chính ông Tô Quang Phán còn giật mình thì sao dư luận không khỏi choáng váng, bức xúc.
Và thực tế, câu chuyện “con ông nọ bà kia” đang được gửi gắm vào nhiều cơ quan, đơn vị chứ không chỉ diễn ra ở Đài PT-TH Hà Nội. Đã có nhiều giải pháp đưa ra để hạn chế tuyển dụng kiểu “gửi gắm” mà không dựa trên năng lực song thực trạng trên ngày càng có xu hướng gia tăng.
Từ trước đến nay, ai cũng biết có câu chuyện “con ông nọ bà kia” âm thầm tồn tại trong khắp các cơ quan, đơn vị. Nhưng lần đầu tiên có một lãnh đạo như ông Tô Quang Phán dám thẳng thắn chỉ ra như vậy.
Trước đây nhiều người đặt niềm tin vào những cán bộ thuộc dạng “con ông cháu cha”, “con ông nọ cháu bà kia” khi cho rằng họ sẽ làm tốt do được ăn học đàng hoàng, có bố mẹ "ông nọ bà kia" kèm cặp, bảo ban. Công bằng mà nói, thực tế có những con em cán bộ xứng đáng được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý bởi họ có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức thật sự.
Nhưng cũng đã có không ít cán bộ trong diện này không có năng lực, như lời ông Tô Quang Phán minh chứng từ chính cơ quan do ông quản lý "có đến 40% trong tổng số 700 người làm việc tại Đài năng lực hạn chế, trong đó có nhiều người là "con ông này, cháu bà kia từ trung ương trở xuống thành phố".
Thông tin của vị Tổng Giám đốc Đài PT-TH Hà Nội cũng đã lý giải được câu hỏi "Vì sao trước đây, Đài PT-TH Hà Nội phải tuyển cả những người không đủ năng lực?". Chung quy là do sức ép, mối quan hệ từ “ông nọ, bà kia” cả ở cấp Trung ương lẫn thành phố.
Mặc dù "ông nọ, bà kia" là ai không được nói rõ nhưng có thể hiểu họ là những người có chức vụ, có am hiểu các quy định của pháp luật nhưng vẫn bất chấp tạo sức ép để con cháu họ được làm việc, dù con cháu họ không đủ năng lực để làm việc. Đó là sự bất công cho những người làm được việc thì không được tuyển dụng, thậm chí được tuyển dụng thì phải làm việc ở những vị trí khó phát huy được năng lực. Thế nhưng khi thanh tra, kiểm tra, tất cả đều đúng quy trình tuyển dụng, quy trình bổ nhiệm.
Trên thực tế chúng ta đã có hệ thống luật rất chặt chẽ như Luật phòng chống tham nhũng, Luật cán bộ công chức viên chức… để hạn chế thực trạng “gửi gắm” con em của ông nọ, bà kia thiếu năng lực. Tuy nhiên, thực trạng quan chức, lãnh đạo vẫn đưa con cháu vào những vị trí chủ chốt từ cơ quan này đến cơ quan khác vẫn diễn ra, và thời gian qua nhiều vụ việc đã bị phanh phui, bị xử lý.
Điều đó minh chứng, quy trình của chúng ta được cho là chặt chẽ nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở cho những ai cố tình muốn "lách luật". “Con voi vẫn có thể chui lọt lỗ kim” do quy trình là do con người đặt ra và cũng chính con người thực hiện.
Bởi với nhiều người thiếu chuẩn mực đạo đức, bất tuân pháp luật... thì chức vụ càng làm to, mọi tiêu chí trong quy trình đều có thể thành hình thức, hợp thức hóa được.
Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại công tác bổ nhiệm, cần phải đặt chất lượng con người, chất lượng cán bộ lên hàng đầu chứ không phải là "con ông nọ, bà kia". Nói thì dễ vậy nhưng thực hiện vô cùng khó khăn khi những “ông nọ, bà kia” vẫn bất chấp pháp luật để tạo điều kiện cho con cháu họ. Khi xã hội còn nể nang, sợ hãi thì thực trạng này sẽ không thể chấm dứt trong một sớm một chiều.

Cán bộ vào nhà nghỉ: Càng giải thích càng gây mất niềm tin

(Kiến Thức) - Không khó để chỉ ra nhiều ví dụ về việc cán bộ cùng người phụ nữ vào nhà nghỉ khi mệt mỏi bởi thời gian qua trên khắp các mặt báo lùm xùm nhiều câu chuyện liên quan đến sự việc này.

Cứ “long thể” bất an, cán bộ lại vào nhà nghỉ cũng một phụ nữ để nghỉ ngơi - chuyện thật như đùa này không chỉ diễn ra ở một địa phương mà lan tràn từ tỉnh này đến tỉnh khác. Điều này khiến dư luận lo lắng cho sức khỏe của một bộ phận cán bộ hiện nay, khi ốm đau mệt mỏi không có người thân bên cạnh, không có nơi nghỉ ngơi nào khác ngoài nhà nghỉ và phải nhờ người phụ nữ không thân thiết đến chăm nom.
Đầu năm 2018, dư luận tỉnh Thanh Hóa xôn xao trước đoạn clip ông Lê Xuân Th - Chủ tịch UBND xã Thuần Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) khi đó ôm một người phụ nữ được cho là bà Hoàng Thị Nh., Phó bí thư Đảng ủy xã Thuần Lộc trong một nhà nghỉ tại xã Hoằng Quỳ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Chỉ được bán rượu bia từ 6-22h: Tốt nhưng đâu dễ làm được ngay!

(Kiến Thức) - Quy định chỉ được bán rượu bia từ 6-22h là rất thiết thực và hữu ích, thế nhưng việc triển khai không dễ. Bởi loại hình kinh doanh này "mọc lên như nấm" từ thành thị tới tận bản làng đặt ra bài toán nhân lực đâu để đi kiểm tra?

Chỉ được bán rượu bia, đồ uống có cồn từ 6-22 giờ? – Đó là quy định tại dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác của Bộ Y tế đang thu hút nhiều ý kiến từ dư luận.
Theo đó, dự thảo quy định chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 11-14 giờ và từ 17-22 giờ hằng ngày; Chỉ được bán rượu, bia trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ, trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch…

Đập phá, đốt xe trụ sở UBND Bình Thuận: 17 người bị truy tố

(Kiến Thức) - Các đối tượng quậy phá, gây mất ANTT, dùng gạch đá bom xăng ném vào cổng UBND Bình Thuận, trụ sở Đội Cảnh sát PCCC- CNCH và hành hung lực lượng công an đang làm nhiệm vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 4/7, Viện KSND TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho biết đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can gồm Nguyễn Văn Minh (52 tuổi), Nguyễn Đình Vụ (41 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (26 tuổi), Nguyễn Phương Đông (24 tuổi), Nguyễn Văn Mạnh (24 tuổi), Nguyễn Minh Hải (17 tuổi) và Trần Thị Ngọc (50 tuổi, tất cả cùng ngụ TP Phan Thiết) về hành vi gây rối trật công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận hồi tháng 6 vừa qua.
Hiện trường trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận trong sự cố vừa qua.
Hiện trường trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận trong sự cố vừa qua.