Thấy con bị tát vào mặt, phụ huynh xông vào đánh luôn cô giáo

Thấy con bị cô giáo tát vào mặt, người bố trẻ không kiềm chế được nên đã xông vào đánh luôn cả cô giáo. Sự việc đã gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt.

Mới đây, một tài khoản Facebook tên G.A.Q. chia sẻ thông tin vụ việc con 15 tháng tuổi bị cô giáo bạo hành, bố bé chứng kiến sự việc vì quá bức xúc nên đã xông vào đánh luôn cả cô giáo.
Chị L. - chủ tài khoản này cho biết chị gửi con 15 tháng tuổi tại một cơ sở trông trẻ tại phường Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang với học phí 2 triệu đồng/tháng bắt đầu từ ngày 11/9. Mấy ngày đầu đi học, con chị L. bị nhiều vết thương bầm tím ở môi và trán. Tuy nhiên gia đình chỉ nghĩ do bé đùa giỡn với bạn nên mới bị như vậy.
Thay con bi tat vao mat, phu huynh xong vao danh luon co giao
Chị L. tố cáo cô giáo bạo hành con mình, để lại nhiều thương tích - Ảnh: FBNV 
Đến sáng ngày 13/9, chồng chị L. chở con đi học nhưng không về ngay mà đứng lại theo dõi lớp học xem sao. Bỗng anh nghe thấy tiếng con khóc ré lên và tiếng tát. Chạy vào, anh thấy cô giáo đang tát con mình. Cô giáo giải thích là đang đập muỗi nhưng nhìn má con đỏ ửng, bố đứa trẻ không thể kiềm chế đã lao vào đánh cô giáo. Sau đó, cô giáo đã thừa nhận sự việc và xin lỗi phụ huynh.
Ngoài sự việc con bị bạo hành, chị L. còn tiết lộ nhiều vấn đề khác tại cơ sở trông trẻ này, chẳng hạn một bé 6 tháng tuổi vừa ăn vừa khóc, cô giáo vẫn đặt bé nằm xuống và đút lia lịa vào miệng mà chẳng sợ bị sặc. Khi được hỏi thì cô tỉnh bơ trả lời: làm vậy cho nhanh!
Theo thông tin trên báo Người lao động, cô Nguyễn Thị Ngọc Trinh, đại diện cơ sở trông trẻ cho biết không nắm rõ sự việc. Sáng hôm đó bà Trinh chỉ nghe thấy tiếng trẻ con khóc, sau đó thấy phụ huynh hành hung cô giáo nên chạy ra can thiệp.
Sự việc trên tạo ra luồng ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng. Một số người cho rằng hành động của bố bé 15 tháng tuổi quá lỗ mãng, không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều thông cảm cho hành động của ông bố trẻ. Chứng kiến con mình bị đánh như vậy thì khó ai bình tĩnh được, mất kiểm soát là điều dễ hiểu.
Hiện cô giáo này đã tạm nghỉ việc, đồng thời phủ nhận các sự việc khác mà chị L. đã nói.

Người đàn bà 7 năm bị chồng bạo hành tình dục

Kể về những ngày tháng tủi nhục ấy, từng câu chữ của Huệ cũng nhẹ nhàng hơn, không còn run rẩy, uất nghẹn như trước nữa....

7 năm sống ngoài hè ngôi nhà do chính mình xây

Chuyên gia Mỹ: La cà, chậm chạp giúp trẻ học hỏi được nhiều hơn

Phó Chủ tịch danh dự khoa Nhi thuộc Trường Y, Đại học Colorado, Mỹ cho rằng, nếu bạn muốn trẻ em học hỏi được nhiều, hãy la cà cùng con.
 

Theo giáo sư Rotbart, chúng ta đang sống quá vội vã. Những lịch trình dù là đi chơi cũng vì thế mà vội vã. Người lớn có thể chạy kịp những lịch trình đó nhưng trẻ nhỏ thì không. Não của trẻ chưa đủ phát triển để xử lý những kế hoạch vội vã. Chúng cần nhiều thời gian hơn để sắp xếp mọi thứ, để hiểu những gì bạn muốn nói với con và rút kinh nghiệm từ các tình huống.
Chuyen gia My: La ca, cham chap giup tre hoc hoi duoc nhieu hon
 Ảnh minh họa.

Trẻ em không có “đồng hồ báo thức” và “đồng hồ bấm giờ” trong tâm trí như người lớn. Do vậy, nếu bạn đang vội vã từ việc ăn sáng, ăn tối hay thậm chí đưa trẻ đi chơi, trẻ dường như sẽ chỉ biết bạn đang ở cạnh chúng, đang hối hả làm gì đó và chúng chỉ cố để chạy kịp theo bạn.

Ví dụ, khi bạn dẫn con đi đâu đó quá vội vã, trẻ sẽ không thể biết được cách nhìn hai bên đường trước khi sang đường, phải nhìn tín hiệu đèn. Quan trọng hơn, trẻ không còn cảm nhận được niềm vui khi ở bên bạn. Trẻ cũng chẳng thể đủ thời gian để tò mò về những việc như mình sẽ đi đâu, chơi gì và chơi ở đó bao lâu…

Trẻ em thích la cà. La cà vẫn giúp trẻ đến nơi trẻ cần đến và hoàn thành những gì trẻ cần làm. Hành động đó dù chậm hơn nhưng nó giúp trẻ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng la cà và cho phép con làm vậy. Con vẫn phải thực hiện các cam kết và có lịch trình cụ thể.

Tuy nhiên, hãy để con trẻ la cà một chút mỗi ngày và bạn cũng vậy. Bạn có thể la cà khi đi dạo sau bữa tối, khi ăn tối hay trong thời gian đọc truyện. Thêm một vài phút, trẻ sẽ có thể ăn chậm hơn, đi chậm hơn và đọc chậm hơn. Điều đó sẽ giúp não trẻ tập trung hơn để chúng hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trong cuộc sống và học hỏi kinh nghiệm.

Ví dụ, khi đi dạo trên vỉa hè, bạn có thể để con nhảy lên những mẩu đá hay nói chuyện huyên thuyên, ngắm nhìn mọi thứ bên đường cùng con. Điều đó sẽ giúp trẻ được nhiều cảm giác hạnh phúc hơn.

Khi ăn tối, bạn có thể nhai chậm hơn một chút, gắp thức ăn từ từ hơn một chút. Chỉ thêm khoảng vài phút, bữa ăn sẽ tạo ra không khí thú vị hơn là chỉ ngồi ăn nhanh và ăn xong thông thường. Thời gian đọc truyện cho con trước khi đi ngủ cũng vậy, bạn cũng nên chậm lại một chút để trẻ có đủ thời gian hiểu hết ý nghĩa của các câu chuyện cũng như tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi ở bên bạn.

Theo giáo sư Rotbart, ban ngày của những ngày hè thường dài hơn so với các mùa khác trong năm, do vậy, đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn la cà, chậm chạp cùng con.