Thật sự ai cũng lóng ngóng lụp chụp khi lần đầu nếm trái cấm

Đám bạn cà phê bia bọt của cháu còn tác động thêm, chúng mô tả lần đầu, hay đêm tân hôn của chúng để cháu so sánh. Có tân hôn gì đâu cô, đã ăn cơm trước kẻng...

Cô Dạ Hương kính mến!
Cháu và vợ quen nhau mất 3 năm rồi mới quyết định cưới. Hai đứa cùng tuổi, cháu học đại học chính quy, cô ấy khi đó đã đi làm, sau mới học tại chức. Nghĩa là thời sinh viên cháu có vài ba mối quan hệ sơ sơ, không vượt quá giới hạn với ai nên chia tay cũng nhẹ nhàng.
Ba của cháu và ba vợ tương lai dân công sở lâu năm quen biết nhau. Có lẽ vì vậy mà cháu OK dễ dàng. Cháu là trai tân với vợ. Khi hai đứa lụp chụp khám phá nhau thì cháu cũng không để ý vợ cháu là gái tân hay là… Không biết nữa.
That su ai cung long ngong lup chup khi lan dau nem trai cam
Ảnh minh họa. 
Nếu cuộc sống sau này không nhiều trục trặc chắc cháu cũng tặc lưỡi cho qua, mình lóng ngóng, kệ đi, có sao đâu. Xét về mặt lóng ngóng thì cô ấy cũng đâu có kém, nếu là gái thất trinh đôi ba lần chắc không như vậy.
Nhưng hai vợ chồng càng ngày càng ít tiếng nói chung. Hai công việc quá khác nhau, cung cách của hai gia đình cũng khác nhau. Với lại, vợ cháu để “trả thù” chồng nguội lạnh với mình đã công khai liên lạc với đám bạn tại chức của cô ấy, trong đó có một người đứng tuổi, nghe đâu vừa góa vợ. Điều kiện bày sẵn, đúng không cô?
Cháu rất hay truy ngược hình ảnh những lần lụp chụp ngày trước để dày vò mình và dày vò vợ. Sao cái sự hoài nghi nó cứ lớn dần lên. Đám bạn cà phê bia bọt của cháu còn tác động thêm, chúng mô tả lần đầu, hay đêm tân hôn của chúng để cháu so sánh. Có tân hôn gì đâu cô, đã ăn cơm trước kẻng nên cả hai đều mệt nhoài với thủ tục, sau đó tự kiểm kê thùng quà, tới sáng. Nghe tức cười quá, đúng không cô?
Cháu đã lỡ lời với vợ nhiều lần về việc tiết trinh này. Vợ cháu cũng không vừa gì. Chúng cháu có một đứa con, con trai, năm nay vô cấp 2. Nó hay buồn, thấy quá tội nghiệp. Nhưng mà vợ chồng càng ngày càng khắc khẩu dữ. Cháu cố chấp, cháu có lỗi không, hay vợ cháu không yêu cháu và giờ đang chủ động gây sự để ly dị và đến với người tình thời con gái của cô ta?
---------------------
Cháu thân mến!
Thật sự ai cũng lóng ngóng lụp chụp khi lần đầu nếm trái cấm. Thì vệ đê, bãi cỏ, ghế đá, góc đồng, bờ sông, vạt rừng… thiên hình vạn trạng lần tiếp xúc thần tiên và thú vị ấy. Cô nói bây giờ chứ ngày xưa hả, ngày xưa của chị cô thôi, thế hệ lấy vợ lấy chồng thập kỷ sáu mươi bảy mươi ấy họ được giáo lý giữ gìn thấm nhuần và họ chuẩn bị kỹ cho tân hôn. Một chiếc khăn trắng từ cô vợ, giường chiếu mới, họ từ từ dâng hiến và cô gái thì “hết đường chối cãi!”.
Nhưng sự cố vẫn có ở một số người của thế hệ ấy. Vẫn có những cô gái không có trinh do cơ địa, hoặc nó bị rách từ bao giờ, do chạy nhảy leo rèo, té ngã... thế là bi kịch, chồng chăm chăm xem cái khăn, mách cho bà mẹ, mẹ chồng lập ức đem cô dâu mới về trả, nhà gái phải bồi hoàn sính lễ. Nước mắt cô dâu, nỗi ê chề cho dòng họ và kết thúc thường là bỏ đi hoặc tự vẫn.
Cô nghĩ cháu đừng lấn cấn chuyện mà mình không quan tâm mấy ngay từ đầu. Phải đàn ông, trượng phu, đứng trên những thứ đã mười mấy năm rồi. Cháu cố nhớ thì cảm giác có “chướng ngại” hay là một con đường thông thống thì cũng thế thôi, làm sao nhớ được nếu cháu không quyết nhớ khi đó? Vả lại, con mình là con trai, mình sống cho con, mình là tấm gương, mình thấy phản chiếu vẻ mặt bất hạnh của nó, mình phải mềm lòng chứ.
Hãy tách chuyện vợ liên lạc lại với người đàn ông thời tại chức ấy ra. Hôn nhân không như ta hình dung, luôn luôn là vậy, đều đều, chán ngắt và có khi rất tẻ nhạt. Các cháu đang ở vào giai đoạn xuống của hôn nhân đấy. Rồi nó sẽ lên lúc trung niên, vợ chồng hồi xuân. Rồi lại xuống, cái hình sin chết tiệt của cái thứ gọi là hôn nhân. Và lại lên, khi về già, chỉ hai ta, nghĩa nhiều hơn, đằm thắm, rưng rưng, gừng cay muối mặn.
Rất có thể cháu không đủ tình yêu khi chọn cô vợ là con gái của bạn ba mình. Rất có thể cô vợ của cháu cũng tâm trạng như vậy. Tưởng hai nhà tương đồng nhưng hóa ra không phải. Và sự khác nhau nhiều lên, chồng chán, vợ chán, không gì điều chỉnh được. Vậy là nguy cơ, sẽ và sẽ, âu cũng thường tình, chuyện của các cháu, không cứ trẻ là hiện đại đến mức nguy cơ cao, trong khi thế hệ già hơn thì bắt buộc, thủy chung son sắt?
Hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói để đừng tổn thương nhau quá rồi sẽ tiếc cho dù có thể sẽ ly dị. Vẫn phải gặp lại nhau, con cái, mọi thứ. Bình tâm, độ lượng và thận trọng, cháu nhé.

Một căn bếp không nên có hai người phụ nữ

(Kiến Thức) - Tôi vẫn nhớ nhất câu nói của bà – một người phụ nữ đẹp đã bước sang ngưỡng tuổi 70 có đời sống hôn nhân viên mãn: “Một căn bếp không nên có hai người phụ nữ”.

Thỉnh thoảng bạn bè bảo tôi: “Mày may mắn không phải làm dâu. Muốn làm gì thì làm. Chứ như tao, mệt”. Tôi chỉ biết xoa dịu bạn. Không làm dâu sướng thật nhưng bù lại hai vợ chồng mình phải tự vận động tất cả. Nhất là khi con cái còn nhỏ vừa lo công việc vừa lo việc nhà vừa chăm con vừa thức đêm mỗi khi con ốm đau, rất vất vả. Những lúc đó nếu ở cùng ông bà thì sẽ đỡ vất vả hơn nhiều.
Mot can bep khong nen co hai nguoi phu nu
Ở riêng vẫn sướng hơn. Ảnh minh họa. 

Kinh dị món sâu bướm Mopane, đặc sản được ưa chuộng ở Zimbabwe

(Kiến Thức) - Sâu bướm Mopane là món ăn khoái khẩu ở Zimbabwe nhưng không ít người khi thấy những con sâu này sẽ phải khóc thét.

Kinh di mon sau buom Mopane, dac san duoc ua chuong o Zimbabwe

Sâu bướm Mopane thuộc một giống sâu bướm gonimbrasia belina, còn được gọi là loài sâu bướm Hoàng Đế. Tên gọi sâu Mopane xuất phát từ sở thích gặm nhấm lá cây Mopane của chúng. Ảnh: Safari.