Tháo chạy khỏi thủy triều đỏ chết chóc, cá mập bơi về kênh đào

Hàng trăm con cá mập sống ở ven biển tháo chạy tới ẩn náu tại kênh Buttonwood, bang Florida (Mỹ) để tránh đợt thủy triều đỏ chết chóc.

Người dân ở Florida những ngày qua bất ngờ trước sự xuất hiện của những vị khách không mời ở kênh Buttonwood.
Các chuyên gia tin rằng những con cá mập săn mồi này tới đây để trú ẩn vì nơi mà chúng coi là nhà đang trải qua đợt bùng phát tảo biển độc hại.
Thao chay khoi thuy trieu do chet choc, ca map boi ve kenh dao
Lũ cá mập quây kín kênh Buttonwood. (Ảnh: FOX 13) 
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những đợt bùng phát tảo biển nở hoa. Hiện tượng này xảy ra khi tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ nhanh chóng trong nước, khiến mặt nước đục hoặc chuyển màu, có thể tím, hồng, xanh hoặc đỏ. Thủy triều đỏ không liên quan đến chuyển động của thủy triều. Thủy triều đỏ có thể sản xuất các độc tố tự nhiên, làm suy giảm oxy và gây ra các tác hại khác
"Lũ cá mập đang tìm kiếm nơi ẩn náu khỏi thủy triều đó có thể đoạt mạng của chúng", Tiến sĩ Bob Hueter, nhà khoa học trưởng của tổ chức dữ liệu đại dương Ocearch cho biết.
Tuy nhiên, ông Hueter lo ngại việc tập trung với mật độ quá đông tại kênh Buttonwood có thể khiến lũ cá mập khó thở vì thiếu hụt oxy.
Theo nhà sinh vật học Jack Morris tới từ phòng thí nghiệm hàng hải Mote, nếu tình trạng này kéo dài, nhiều con thậm chí là cả đàn cá mập này sẽ phải chết.
Cư dân trong khu vực kinh ngạc về sự xuất hiện của lũ cá mập, nhưng họ cũng coi đó là dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng môi trường.

Cá mập xanh "khủng" dạt vào bờ biển Quảng Trị nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Cá mập xanh được phát hiện ở bờ biển Quảng Trị tuy không quá hung dữ vẫn được xếp vào loài nguy hiểm đối với con người bởi chúng có thể ''cắn thử'' bất kỳ lúc nào. 

Ca map xanh
Ngày 23/9, UBND xã Vĩnh Giang (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cho biết phát hiện một con cá khủng tại khu vực bờ sông Bến Hải, thuộc địa phận thôn Tùng Luật, cách biển khoảng 1 km. Ảnh: Vietnamnet

"Ngọc đen" trên đầu rắn hổ mang cực độc có công năng thần kỳ?

Hổ mang là loài rắn cực độc, một phát cắn của nó có thể cướp đi sinh mạng của con người nếu không được chữa trị kịp thời. Trên đầu của chúng thường có ‘viên ngọc đen’ được nhiều người cho là có công năng chữa bệnh thần kỳ.

Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, là loài rắn độc có kích cỡ khổng lồ và đặc tính “ngóc đầu dậy” khi cảm thấy nguy hiểm. Đặc điểm sinh học nổi bật đó khiến rắn hổ mang được xem là loài rắn độc phổ biến, dễ nhận diện nhất trên thế giới.