Thành phố cảng Mariupol "thoi thóp" giữa căng thẳng Nga-Ukraine

Cảng biển Mariupol gần như rơi vào trạng thái “tê liệt”. Công nhân khu vực cho biết đây là thời điểm tồi tệ nhất trong hàng chục năm mà cảng biển Mariupol phải trải qua.
 

“Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như này, số lượng công ty vận tải làm việc với chúng tôi sẽ giảm mạnh trong năm tới”, kỹ sư Maryna Pereshyvatlova – người đã có 32 năm làm việc cống hiến tại cảng – chia sẻ.
Theo BBC, kể từ khi chiến sự nổ ra ở miền Đông Ukraine nơi mà phe ly khai giành quyền kiểm soát vùng Donbass, những lô hàng vận chuyển than đá trở nên khan hiếm tại cảng Mariupol. Sau đó, Nga xây cầu nối Eo biển Kerch với Bán đảo Crimea, càng hạn chế các tàu vận chuyển hàng hóa qua Eo biển Kerch vào biển Azov.
Thanh pho cang Mariupol
Thông thường mỗi ngày cảng biển Mariupol tiếp nhận hàng chục tàu vận tải các loại. Ảnh: Reuters 
Tuy nhiên, cú đòn nặng nhất vào nền kinh tế địa phương đã được giáng xuống tháng trước. Ba tàu Hải quân Ukraine bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ khi đi qua Eo biển Kerch. Tổng cộng 24 thủy thủ được đưa về Moskva giam giữ. Hơn một tuần sau đó, Nga ngăn tàu thương mại đi qua Eo biển Kerch vào Mariupol và Berdyansk - một cảng địa phương khác nằm ở phía Tây Ukraine. Mặc dù cuối cùng phía Nga đã hủy bỏ chính sách chặn tàu song mọi chuyện xảy ra quá muộn.
“Gần như hiện tại không có một tàu nào cả”, Giám đốc cảng ông Oleksandr Oleynyk cho biết.
Mỗi ngày bị lỡ thời gian cập cảng, các công ty vận tải sẽ thiệt hại từ 15.000 cho tới 20.000 USD. “Sau những tổn thất lớn như vậy, các công ty đều không muốn đưa tàu đến đây nữa. Sự bấp bênh này khiến chúng tôi cực kỳ khó khăn”, Giám đốc Oleynyk giải thích. Ban quản lý cảng cho biết số tàu vận tải hàng hóa trong một vài tuần trở lại đây đã giảm gần một nửa.
Không có tàu cập bến, hơn 4.000 công nhân làm tại cảng cũng rơi vào tình trạng “tuyệt vọng” vì không có việc để làm. Cho đến thời điểm hiện tại, không một ai có thể tiên đoán cảng biển Mariupol sẽ sống sót được bao lâu với tiến độ hoạt động thương mại chậm như thế này.
“Chúng tôi chỉ hy vọng quốc tế gây sức ép với Nga. Chúng ta cần phải rung lên hồi chuông cảnh báo”, kỹ sư Maryna Pereshyvatlova bày tỏ.
Trước khi xảy ra sự cố va chạm trên Eo biển Kerch, Mariupol cũng trải qua những ngày tháng khó khăn, khi chỉ cách đường giới tuyến phân cách khu vực mà phe ly khai Ukraine kiểm soát với phần còn lại của đất nước 20km. Khi Nga bắt giữ 3 tàu Ukraine, Tổng thống Ukraine ra lệnh thiết quân luật tại khu vực.

Bất ngờ diện mạo của ông già Noel trên khắp thế giới

(Kiến Thức) - Sinterklaas là "phiên bản" ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, ông già Noel Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng đi vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi
 Tại Mỹ, ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ, bộ râu dài và mang theo rất nhiều quà. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-2
Tại Anh, ông già Noel, hay còn được gọi là Father Christmas, ngày nay mặc trang phục màu đỏ phổ biến hơn. Tuy nhiên, ông già Noel truyền thống của nước này mặc áo choàng màu xanh, đội vòng hoa trên đầu và cầm một cây gậy batoong.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-3
 Tại Nga và Ukraine, hai nhân vật quan trọng trong dịp lễ Giáng sinh đó là Ded Moroz và Snegurochka (ông già Tuyết và công chúa Tuyết). Ded Moroz là một nhân vật trong thần thoại Slav. Vào đêm giao thừa, ông già Tuyết cùng công chúa Tuyết sẽ đi khắp vùng Slav, chủ yếu tại Nga và Ukraine, để tặng những món quà cho trẻ em.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-4
 Ông già Noel ở nước Pháp được gọi là Père Noël hay Papa Noël, thường xuất hiện với chiếc áo choàng dài màu đỏ. Vào đêm Giáng sinh, các em nhỏ ở nước này thường đặt giày của chúng cạnh lò sưởi với mong muốn được nhận quà từ ông già Noel.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-5
 Vào dịp lễ Giáng sinh, một thành viên trưởng thành trong mỗi gia đình ở Thụy Điển sẽ hóa trang thành Jultomten và hỏi “Có đứa trẻ nào ngoan ở đây không?” trước khi phát quà cho các em nhỏ. Được biết, Tomte hay Jultomten là nhân vật có nguồn gốc từ văn hóa dân gian ở Thụy Điển.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-6
 Nissen hay Julenissen trong văn hóa dân gian Na Uy rất giống với nhân vật Jultomten của Thụy Điển. Vào dịp Giáng sinh, Julenissen, một “phiên bản” của ông già Noel, sẽ phát quà cho các em nhỏ. Theo Insider, Julenissen thường mặc trang phục màu xám và có bộ râu màu xám thay vì màu trắng.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-7
Sinterklaas là phiên bản ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan. 

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-8
 Tại Áo, Đức hay Thụy Sĩ, Christkind hay "Christ Child" chính là những người đi phát quà (thường là nữ) cho các em nhỏ trong đêm Giáng sinh.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-9
 Tại Tây Ban Nha, những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được quà từ 3 vị vua, hay 3 vị hiền sĩ vào ngày thứ 12 sau Giáng sinh (tức ngày 6/1). Đây còn được gọi là ngày Los Reyes Magos - “Lễ hiển linh” hay “Lễ Ba Vua”.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-10
 Joulupukki là biệt danh của ông già Noel ở Phần Lan. Vào dịp lễ giáng sinh, Joulupukki sẽ đi tới từng nhà, hỏi những đứa trẻ ngoan và phát quà cho chúng.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-11
Vào dịp lễ Noel, các em nhỏ ở Iceland sẽ được 13 "Yule Lads" đi phát quà. Trong 13 ngày trước đêm Giáng sinh, các em nhỏ sẽ đặt giày của chúng bên bệ cửa sổ với hy vọng nhận được quà từ các Yule Lads. Những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được kẹo hoặc quà và ngược lại, nếu cư xử ngỗ nghịch, chúng sẽ nhận được khoai tây thối đặt trong giày.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-12
 Tại Italy, các em nhỏ sẽ không được nhận quà từ ông già Noel bởi người đi trao quà là Befana - nữ phù thuỷ tốt bụng.

Saudi Arabia đáp trả Thượng viện Mỹ vụ nhà báo Khashoggi

(Kiến Thức) - Saudi Arabia đã lên tiếng chỉ trích Thượng viện Mỹ vì thông qua một nghị quyết hồi tuần trước, trong đó cáo buộc Thái tử kế vị Mohammed bin Salman đứng sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi hồi tháng 10/2018.

Theo RT ngày 16/12, Saudi Arabia đã lên tiếng chỉ trích Thượng viện Mỹ vì thông qua một nghị quyết hồi tuần trước, trong đó cáo buộc Thái tử Mohammed bin Salman đứng sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 10/2018.
Saudi Arabia dap tra Thuong vien My vu nha bao Khashoggi
Nhà báo Khashoggi (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: BI. 
“Saudi Arabia phản đối quyết định gần đây của Thượng viện Mỹ. Họ đã thông qua một nghị quyết dựa trên những cáo buộc vô căn cứ cũng như can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ vương quốc”, một quan chức Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết.

Sự phụ thuộc “chết người” của Ba Lan vào “vàng đen”

Than đá, còn gọi là “vàng đen”, giúp Ba Lan độc lập về năng lượng. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là chết sớm.

Su phu thuoc “chet nguoi” cua Ba Lan vao “vang den”
 Các bức tranh vẽ của cô bé Zoe thường mô tả cảnh khói mù ở thành phố Krakow. Theo nhóm vận động Kraków Smog Alarm, đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.