Saudi Arabia đáp trả Thượng viện Mỹ vụ nhà báo Khashoggi

(Kiến Thức) - Saudi Arabia đã lên tiếng chỉ trích Thượng viện Mỹ vì thông qua một nghị quyết hồi tuần trước, trong đó cáo buộc Thái tử kế vị Mohammed bin Salman đứng sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi hồi tháng 10/2018.

Theo RT ngày 16/12, Saudi Arabia đã lên tiếng chỉ trích Thượng viện Mỹ vì thông qua một nghị quyết hồi tuần trước, trong đó cáo buộc Thái tử Mohammed bin Salman đứng sau vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 10/2018.
Saudi Arabia dap tra Thuong vien My vu nha bao Khashoggi
Nhà báo Khashoggi (trái) và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ảnh: BI. 
“Saudi Arabia phản đối quyết định gần đây của Thượng viện Mỹ. Họ đã thông qua một nghị quyết dựa trên những cáo buộc vô căn cứ cũng như can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ vương quốc”, một quan chức Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết.
Trước đó ngày 13/12, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một nghị quyết cho rằng Thái tử Mohammed phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại Istanbul hồi tháng 10/2018. Nghị quyết này yêu cầu Riyadh phải đảm bảo trách nhiệm đầy đủ trong vụ việc.

Mời độc giả xem thêm video về vụ nhà báo Khashoggi bị mất tích và sát hại hồi tháng 10/2018 (Nguồn: BBC)

Đến nay, Riyadh luôn khẳng định Thái tử Mohammed không hay biết trước về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Tuy nhiên, một số quan chức cấp cao của Saudi Arabia, trong đó có cựu Giám đốc truyền thông của Thái tử Salman, đã bị sa thải sau vụ việc này. Ngoài ra, 5 thành viên của nhóm sát thủ ra tay giết hại nhà báo Khashoggi đang đối mặt với án tử hình ở Saudi Arabia.

Vụ nhà báo Khashoggi: Đức “nổ súng” trừng phạt Saudi Arabia

(Kiến Thức) - Berlin đã hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận vũ khí với Riyadh, đồng thời áp đặt lệnh cấm vào Đức đối với 18 công dân Saudi Arabia bị tình nghi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi hồi tháng trước.

Theo RT ngày 19/11, Đức đã áp đặt lệnh cấm du lịch đối với 18 công dân Saudi Arabia bị tình nghi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Khashoggi hồi tháng trước, sau khi Bộ Kinh tế Đức xác nhận rằng toàn bộ các thỏa thuận vũ khí với Riyadh đã bị hủy bỏ hoàn toàn.
Bộ Ngoại giao Đức thông báo tất cả các biện pháp trừng phạt được áp đặt cùng sự phối hợp với Anh và Pháp. 18 công dân Saudi Arabia sẽ bị cấm vào tất cả 26 quốc gia thuộc Khối Schengen.

Kinh ngạc nơi ở của Công nương Kate Middleton trước khi kết hôn

(Kiến Thức) - Ngôi nhà 3 phòng ngủ có tên Chelsea từng là nơi ở của Công nương Kate và em gái mình, Pippa Middleton. Căn hộ này được chị em nhà Middleton mua vào năm 2002 với giá 780 nghìn bảng Anh (tương đương hơn 23 tỷ đồng).

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon
Theo Mirror, căn hộ Chelsea ở Tây London, Anh, là nơi Công nương Kate từng sống cùng em gái Pipa trong thời gian trước khi cô kết hôn với Hoàng tử William năm 2011. (Nguồn ảnh: Mirror/Daily Mail)

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-2
Mặc dù không thể so sánh với Cung điện Kensington, nơi mà Công nương Kate đang sống cùng chồng Hoàng tử William và hai con, nhưng căn hộ Chelsea này khá tiện nghi và có giá không hề rẻ chút nào. 

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-3
Hiện tại, căn hộ Chelsea, gồm ba tầng và ba phòng ngủ, đang được rao bán với mức giá 1,95 triệu bảng Anh (tương đương gần 58 tỷ đồng). Lý do bán ngôi nhà này không được tiết lộ. Tuy nhiên, hiện giờ hai chị em nhà Middleton đều không có nhu cầu sử dụng ngôi nhà này. 

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-4
Được biết, chị em nhà Middleton đã mua căn hộ vào năm 2002 với giá 780 nghìn bảng Anh (trên 23 tỷ đồng). 

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-5
 Phòng ăn với không gian khá rộng rãi trong căn hộ của Công nương Kate.

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-6
 Một phòng ngủ với gam màu trắng chủ đạo.

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-7
 Bên trong nhà tắm của căn hộ Chelsea.

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-8
 Một phòng ngủ khác được trang trí với gam màu trung tính.

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-9
 Nhà bếp với không gian nhỏ hơn.

Kinh ngac noi o cua Cong nuong Kate Middleton truoc khi ket hon-Hinh-10
Lối đi cầu thang trong căn hộ Chelsea. 

Bất ngờ diện mạo của ông già Noel trên khắp thế giới

(Kiến Thức) - Sinterklaas là "phiên bản" ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, ông già Noel Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng đi vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi
 Tại Mỹ, ông già Noel được gọi là Santa Claus, thường xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ, bộ râu dài và mang theo rất nhiều quà. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-2
Tại Anh, ông già Noel, hay còn được gọi là Father Christmas, ngày nay mặc trang phục màu đỏ phổ biến hơn. Tuy nhiên, ông già Noel truyền thống của nước này mặc áo choàng màu xanh, đội vòng hoa trên đầu và cầm một cây gậy batoong.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-3
 Tại Nga và Ukraine, hai nhân vật quan trọng trong dịp lễ Giáng sinh đó là Ded Moroz và Snegurochka (ông già Tuyết và công chúa Tuyết). Ded Moroz là một nhân vật trong thần thoại Slav. Vào đêm giao thừa, ông già Tuyết cùng công chúa Tuyết sẽ đi khắp vùng Slav, chủ yếu tại Nga và Ukraine, để tặng những món quà cho trẻ em.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-4
 Ông già Noel ở nước Pháp được gọi là Père Noël hay Papa Noël, thường xuất hiện với chiếc áo choàng dài màu đỏ. Vào đêm Giáng sinh, các em nhỏ ở nước này thường đặt giày của chúng cạnh lò sưởi với mong muốn được nhận quà từ ông già Noel.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-5
 Vào dịp lễ Giáng sinh, một thành viên trưởng thành trong mỗi gia đình ở Thụy Điển sẽ hóa trang thành Jultomten và hỏi “Có đứa trẻ nào ngoan ở đây không?” trước khi phát quà cho các em nhỏ. Được biết, Tomte hay Jultomten là nhân vật có nguồn gốc từ văn hóa dân gian ở Thụy Điển.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-6
 Nissen hay Julenissen trong văn hóa dân gian Na Uy rất giống với nhân vật Jultomten của Thụy Điển. Vào dịp Giáng sinh, Julenissen, một “phiên bản” của ông già Noel, sẽ phát quà cho các em nhỏ. Theo Insider, Julenissen thường mặc trang phục màu xám và có bộ râu màu xám thay vì màu trắng.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-7
Sinterklaas là phiên bản ông già Noel ở đất nước Hà Lan. Vào dịp lễ Giáng sinh, Sinterklaas sẽ cưỡi ngựa trắng vào thị trấn, gõ cửa từng nhà và tặng quà cho những đứa trẻ ngoan. 

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-8
 Tại Áo, Đức hay Thụy Sĩ, Christkind hay "Christ Child" chính là những người đi phát quà (thường là nữ) cho các em nhỏ trong đêm Giáng sinh.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-9
 Tại Tây Ban Nha, những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được quà từ 3 vị vua, hay 3 vị hiền sĩ vào ngày thứ 12 sau Giáng sinh (tức ngày 6/1). Đây còn được gọi là ngày Los Reyes Magos - “Lễ hiển linh” hay “Lễ Ba Vua”.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-10
 Joulupukki là biệt danh của ông già Noel ở Phần Lan. Vào dịp lễ giáng sinh, Joulupukki sẽ đi tới từng nhà, hỏi những đứa trẻ ngoan và phát quà cho chúng.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-11
Vào dịp lễ Noel, các em nhỏ ở Iceland sẽ được 13 "Yule Lads" đi phát quà. Trong 13 ngày trước đêm Giáng sinh, các em nhỏ sẽ đặt giày của chúng bên bệ cửa sổ với hy vọng nhận được quà từ các Yule Lads. Những đứa trẻ ngoan sẽ nhận được kẹo hoặc quà và ngược lại, nếu cư xử ngỗ nghịch, chúng sẽ nhận được khoai tây thối đặt trong giày.

Bat ngo dien mao cua ong gia Noel tren khap the gioi-Hinh-12
 Tại Italy, các em nhỏ sẽ không được nhận quà từ ông già Noel bởi người đi trao quà là Befana - nữ phù thuỷ tốt bụng.