Thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 16 đầu mối về cơ cấu, tổ chức, trong đó có các đơn vị để bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được giao các nhiệm vụ và quyền hạn, như: Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án và công trình quan trọng quốc gia phục vụ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
Lực lượng Hải quân Việt Nam tuần tra, canh giữ biển đảo quê hương.
Lực lượng Hải quân Việt Nam tuần tra, canh giữ biển đảo quê hương. 
Được tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, đề án về quốc phòng, an ninh, ngoại giao liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển và hải đảo; các cơ chế, chính sách về quản lý các ngành, nghề khai thác sử dụng tài nguyên biển do các Bộ, ngành, địa phương chủ trì xây dựng.
Thực hiện việc quản lý, điều tra cơ bản về biển, hải đảo, trong đó có việc chủ trì xây dựng chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, khảo sát, thăm dò, nghiên cứu khoa học biển, đại dương; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục cấp phép đối với hoạt động nghiên cứu khoa học có yếu tố nước ngoài tại các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam còn được giao thực hiện các nhiệm vụ như: Quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng biển và hải đảo; kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; hợp tác quốc tế; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng biển, ven biển và hải đảo Việt Nam; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ....
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có 16 đầu mối về cơ cấu, tổ chức, trong đó có các đơn vị như: Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Cục quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo; Cục quản lý khai thác biển và hải đảo; Viện nghiên cứu biển và hải đảo.

Hải Dương: Con trai truy sát cả nhà, 4 người thiệt mạng

(Kiến Thức) - Bốn người trong gia đình đã bị thiệt mạng sau khi bị chính con trai, cháu nội cuồng điên dùng đao truy sát, đâm chém kinh hoàng…

Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Hải Dương đang điều tra làm rõ vụ thảm án tại thôn Ngoại Đàm (xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Dương) xảy ra vào lúc 19h5 ngày 2/8 khiến 4 người trong gia đình thiệt mạng. Kẻ thủ ác được xác định là Phạm Duy Quý (SN 1993) là con đẻ và cháu nội của các nạn nhân.
Cụ thể, vào khoảng thời gian trên, đối tượng Phạm Duy Quý đã ra tay truy sát cả gia đình mình khiến bố đẻ Phạm Duy Tuấn ( SN 1963), mẹ đẻ Nguyễn Thị Thơm (SN 1968), bà nội Nguyễn Thị Lan (SN 1932 ) và người chị họ là Phạm Thị Hằng (SN 1987). Cả 4 nạn nhân đều trú tại xã Phượng Hoàng (huyện Thanh Hà, Hải Dương).

Đường hoa của TPHCM sẽ hướng về biển đảo

(Kiến Thức) - UBND TP HCM vừa quyết định tổ chức đường hoa Tết Ất Mùi 2015 chủ đề hướng về biển đảo trên đường Hàm Nghi thay tuyến đường Nguyễn Huệ.

"Đường hoa Nguyễn Huệ", món ăn tinh thần truyền thống có từ hàng chục năm qua của người dân Sài Gòn mỗi độ xuân về Tết đến.
 "Đường hoa Nguyễn Huệ", món ăn tinh thần truyền thống có từ hàng chục năm qua của người dân Sài Gòn mỗi độ xuân về Tết đến.

Theo quyết định mới nhất của phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận xác định: "Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 sẽ được tổ chức trên đường Hàm Nghi". Tuyến đường này bắt đầu từ vòng xoay công trường Quách Thị Trang, đối diện chợ Bến Thành- biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông".
Theo quyết định mới nhất của phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận  xác định: "Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 sẽ được tổ chức trên đường Hàm Nghi". Tuyến đường này bắt đầu từ vòng xoay công trường Quách Thị Trang, đối diện chợ Bến Thành- biểu tượng của "Hòn ngọc viễn đông".