Thanh Hoá: Thông tin mới vụ hai học sinh hôn mê sau khi ăn bim bim

Liên quan đến vụ việc hai học sinh bị hôn mê sau khi mua bim bim ăn, ngày 20/1, BV Nhi Thanh Hoá cho biết đang gửi thêm mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm độc chất.

BS Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết, sáng nay (20/1), sức khoẻ của hai bệnh nhân đã tốt hơn, cháu C.V.T. đã tỉnh, dừng lọc máu và cai thở máy, còn cháu Đ.T.C đã có nước tiểu, gọi hỏi có phản xạ, vẫn tiếp tục lọc máu.
Liên quan đến mẫu bệnh phẩm ban đầu gửi về Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), ông Khoa cho biết: Kết quả mẫu máu ban đầu gửi ra cho không thấy độc chất của một số loại thuốc chuột. Khi cấp cứu cho các cháu, bệnh viện đã dùng Morphin, mẫu máu này lấy sau khi các cháu đã dùng thuốc.
Thanh Hoa: Thong tin moi vu hai hoc sinh hon me sau khi an bim bim
Sáng 20/1, sức khoẻ hai cháu bé có chuyển biến tốt
Chiều tối 18/1, bệnh viện tiếp tục gửi bệnh phẩm (máu, nước tiểu) để định hướng thêm chẩn đoán xét nghiệm độc chất.
Hiện bệnh viện tiếp tục hội chẩn xin ý kiến chuyên môn ở tuyến trên điều trị tích cực, hồi sức toàn diện.
Trước đó, Báo Tiền Phong đã thông tin, vào khoảng 16h ngày 14/1, 4 em học sinh gồm: C.V.T (10 tuổi), Đ.T.C (4 tuổi), Đ.T.D (11 tuổi) và L.T.Đ (13 tuổi) cùng trú tại thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đã đến quán tạp hóa (ở thôn Bích Phương) để mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói mì cay vòi rồng để ăn. Đến khoảng 17h cùng ngày, cháu C.V.T và cháu Đ.T.C có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm dần. Gia đình đã đưa hai cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân để cấp cứu và sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để cấp cứu.

Chồng giận dữ thấy bát cháo của con, tôi nói câu khiến anh câm nín

Chồng bế con gái nhỏ ra trước hiên nhà ngồi, hai mắt đỏ hoe như muốn khóc.

Xin chào Hướng Dương!

Vợ chồng tôi khác nhau về bản tính và cách suy nghĩ. Chồng tôi luôn muốn làm giàu nhanh chóng và có tính "liều". Anh quan niệm: "Liều ăn nhiều". Còn tôi lại sợ làm giàu không được mà còn đổ nợ, khi đó cuộc sống sẽ rất khó khăn. Đầu năm ngoái, chồng bảo tôi đưa hết tiền tiết kiệm lẫn vàng cưới để anh đầu tư chứng khoán. Tôi khuyên can mãi, anh vẫn kiên quyết làm.

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn quá nhiều nghệ?

Loại gia vị phổ biến này đã được nhiều nơi dùng từ hàng nghìn năm nay và là một phần của nhiều công thức chữa bệnh.

Chuyen gi xay ra voi co the khi an qua nhieu nghe?
 Nghệ có thể là một phương pháp giảm cân hiệu quả, nhưng những người vốn đã nhẹ cân, luôn bị táo bón hoặc da khô nên tránh tiêu thụ nghệ quá nhiều. Ảnh: Pixabay.
Hầu hết các lợi ích của nghệ có thể là do chất curcumin làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe từ việc cải thiện độ nhạy insulin, ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng, ung thư, UTI, giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa, các vấn đề về da cho đến giảm đau nhức.

Người đàn ông sống trong 'lá phổi sắt' lâu nhất lịch sử

Mặc dù phải sống trong 'lá phổi sắt' cồng kềnh và nặng vài trăm kg nhưng người đàn ông này vẫn rất nghị lực.

Ông Paul Alexander, đến từ bang Texas có lẽ là một trong những trường hợp bệnh nhân có một khát vọng sống mãnh liệt với những ước mơ lớn lao và truyền cảm hứng tới nhiều người. Người đàn ông 77 tuổi mắc bệnh bại liệt năm 1952, hồi tháng 3 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là bệnh nhân sống trong lá phổi sắt lâu nhất từ trước tới nay.

NY Post chia sẻ, ông Alexander sinh ra năm 1946, vào năm 6 tuổi, ông bị bệnh bại liệt. Căn bệnh này làm gián đoạn sự giao tiếp giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ, các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống bị tấn công khiến một người không thể tự thở.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nguy hiểm, ông đã được các bác sĩ cắt khí quản khẩn cấp và đặt vào một lá phổi sắt, đây còn gọi là máy thở được phát minh vào năm 1928 (Hiện tại không còn sản xuất từ cuối những năm 1960), từ năm đó cho tới hiện tại ông vẫn sử dụng nó để duy trì sự sống.

Medscape cho biết cơ chế hoạt động của lá phổi sắt này là máy thở áp lực kín khí, bao phủ mọi thứ trừ phần đầu, khi nó hút oxy thông qua áp suất âm, buộc phổi giãn ra để bệnh nhân có thể thở được. Trọng lượng của thiết bị này khoảng 272kg và bệnh nhân phải được buộc chặt vào bên trong. Mặc dù hiện tại máy móc công nghệ đã phát triển nhưng ông Paul Alexander vẫn thích tiếp tục sống trong lá phổi sắt của mình.

Theo Guardian đưa tin vào năm 2020, ông Alexander bày tỏ sự quen thuộc với “con ngựa sắt cũ” của mình thay vì những chiếc máy hiện đại hơn. Theo đó, ông đã từ chối tiến hành cắt một lỗ khác trên cổ họng để phù hợp với việc lắp các thiết bị trợ thở mới hơn. Kỹ thuật thở ngắn bên ngoài lá phổi sắt được gọi là "thở ếch", sử dụng cơ cổ họng để đẩy không khí đi qua dây thanh âm giúp bệnh nhân nuốt từng ngụm oxy, đẩy nó xuống cổ họng và vào phổi.

Không chỉ học cách tự thở mà người đàn ông đầy nghị lực còn theo đuổi ước mơ của mình, ông từng học trung học, tốt nghiệp đại học bằng luật, thậm chí hành nghề luật trong vài thập kỷ và viết hồi ký, những điều mà ông làm đã truyền cảm hứng tới rất nhiều người.

Vào năm 2021, ông Alexander cho biết trong một đoạn video phỏng vấn với truyền thông rằng ông chưa bao giờ bỏ cuộc và sẽ không bỏ cuộc. Tháng 11/2022 đã có một lời kêu gọi được thực hiện trên trang gây quỹ GoFundMe để đóng góp cho người đàn ông không may mắn.