Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Thăm nơi lưu trữ khổng lồ bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa

18/06/2014 12:30

(Kiến Thức) - Nơi đây lưu giữ nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa. Tất cả là bằng chứng đanh thép khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. 

Hà Trang

Những bằng chứng “thép” về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa

Suy ngẫm lời Phật dạy

Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ năm 1922, với chức năng chính là nghiên cứu khoa học về biển, ngay sau đó, liên tục đến tháng 7/1953, Viện đã tổ chức 7 chuyến tàu khảo sát nghiên cứu tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Các loại mẫu san hô được trưng bày.
Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ năm 1922, với chức năng chính là nghiên cứu khoa học về biển, ngay sau đó, liên tục đến tháng 7/1953, Viện đã tổ chức 7 chuyến tàu khảo sát nghiên cứu tại vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Các loại mẫu san hô được trưng bày.
Trong thời kỳ này, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học biển với một số đề tài có giá trị, trong đó có Báo cáo chế độ thủy văn ở Đông Dương được đánh giá rất cao. Từ đó đến nay Viện như một bảo tàng khổng lồ lưu trữ khoảng 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao, hồ nước ngọt (bao gồm cả Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hồ Campuchia). Ảnh: Các mẫu sinh vật biển vùng Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ gần 100 năm qua tại đây.
Trong thời kỳ này, Viện đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học biển với một số đề tài có giá trị, trong đó có Báo cáo chế độ thủy văn ở Đông Dương được đánh giá rất cao. Từ đó đến nay Viện như một bảo tàng khổng lồ lưu trữ khoảng 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao, hồ nước ngọt (bao gồm cả Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hồ Campuchia). Ảnh: Các mẫu sinh vật biển vùng Hoàng Sa và Trường Sa được lưu giữ gần 100 năm qua tại đây.
Đây là nơi lưu trữ một bộ mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Ảnh: Các nhà báo đang tìm hiểu về các mẫu sinh vật biển.
Đây là nơi lưu trữ một bộ mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Ảnh: Các nhà báo đang tìm hiểu về các mẫu sinh vật biển.
Chính vì vậy, vừa được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” vào cuối năm 2012. Ảnh: Công nhận kỷ lục.
Chính vì vậy, vừa được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” vào cuối năm 2012. Ảnh: Công nhận kỷ lục.
Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý như: hàng ngàn mẫu sinh vật được khảo sát, thu thập thời gian rất dài từ ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, hình ảnh đèn hải đăng tại đảo Hoàng Sa, thuyền độc mộc đội khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa…tất cả đều là bằng chứng đanh thép khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh: Du khách Nga đang tìm hiểu về Trường Sa trên bản đồ cổ.
Đặc biệt, nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý như: hàng ngàn mẫu sinh vật được khảo sát, thu thập thời gian rất dài từ ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, hình ảnh đèn hải đăng tại đảo Hoàng Sa, thuyền độc mộc đội khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa…tất cả đều là bằng chứng đanh thép khẳng định về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh: Du khách Nga đang tìm hiểu về Trường Sa trên bản đồ cổ.
Từ năm 2011, Viện Hải Dương học đã đưa Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào khai thác. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt người đến thăm quan, qua đó, giúp người dân và du khách hiểu biết thêm nguồn gốc của hàng ngàn mẫu sinh vật, địa chất và hiểu biết rõ hơn công cuộc khai thác, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta từ hàng trăm năm về trước. Ảnh: Du khách nước ngoài xem bản đồ.
Từ năm 2011, Viện Hải Dương học đã đưa Khu trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào khai thác. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt người đến thăm quan, qua đó, giúp người dân và du khách hiểu biết thêm nguồn gốc của hàng ngàn mẫu sinh vật, địa chất và hiểu biết rõ hơn công cuộc khai thác, quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta từ hàng trăm năm về trước. Ảnh: Du khách nước ngoài xem bản đồ.
Giờ đây, Viện Hải Dương học trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Nha Trang, Khánh Hòa. Vừa qua, Viện Hải Dương Học được các cơ quan chức năng Khánh Hòa chọn là một trong 15 điểm lắp đặt các tấm bản đồ giới thiệu về chủ quyền biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân, du khách, nhất là khách quốc tế. Đây chính là biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hải đăng trên đảo Hoàng Sa năm 1938.
Giờ đây, Viện Hải Dương học trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Nha Trang, Khánh Hòa. Vừa qua, Viện Hải Dương Học được các cơ quan chức năng Khánh Hòa chọn là một trong 15 điểm lắp đặt các tấm bản đồ giới thiệu về chủ quyền biển đảo Trường Sa - Hoàng Sa và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân, du khách, nhất là khách quốc tế. Đây chính là biện pháp tuyên truyền hữu hiệu, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hải đăng trên đảo Hoàng Sa năm 1938.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ thời nhà Thanh 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ thời nhà Thanh 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa.
Hình ảnh tượng Phật, cột mốc tại Hoàng Sa năm 1938.
Hình ảnh tượng Phật, cột mốc tại Hoàng Sa năm 1938.
Khu vực trưng bày mẫu vật về biển đảo.
Khu vực trưng bày mẫu vật về biển đảo.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status