Tham nhũng đe dọa nước Nga không kém gì khủng bố

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NAC) Nga Kirill Kabanov cho rằng tội danh tham nhũng cần phải xếp ngang với tội khủng bố.

 
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NAC) vừa trình lên Điện Kremlin một công trình phân tích về các hành vi tham nhũng ở Nga và ở nước ngoài, cũng như các phương pháp chống tham nhũng. Mục đích của công trình nghiên cứu này là nhằm cung cấp cho người đứng đầu nhà nước các cơ chế chống tội tham nhũng hiệu quả nhất.
Vấn đề đấu tranh chống tham nhũng hiện nay là một trong những ưu tiên tại Liên bang Nga. Nhà nước đã ban hành Kế hoạch quốc gia phòng chống tham nhũng giai đoạn 2012-2013. Đã có luật yêu cầu quan chức kê khai thu nhập và chi tiêu của họ; đã tuyên bố chương trình minh bạch hóa tối đa hệ thống quản lý tài sản nhà nước; đã soạn thảo phương pháp xác định tham nhũng trong chính phủ. Tất cả các công trình này nhằm mục đích ngăn chặn quan chức nhận hối lộ và tham ô tài sản nhà nước.
Nhưng phải làm gì với những kẻ tham nhũng, phải trừng phạt họ như thế nào vì những vi phạm pháp luật? Tất cả những vấn đề này vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ông Kirill Kabanov, Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng quốc gia trực thuộc tổng thống, cho biết: “Làm gì với những kẻ đã ăn cắp tiền nhà nước? Làm thế nào để thu hồi những gì bị đánh cắp? Ở đây chúng ta đang có một lỗ hổng. Trên thực tế, những kẻ tham nhũng bị giam một thời gian ngắn, rồi ra tù và tận hưởng tài sản ăn cắp”.
Ông Kabanov cho rằng tội tham nhũng cần phải xếp ngang với tội khủng bố. Ông nói thêm: “Tham nhũng đe dọa an ninh quốc gia không kém gì khủng bố. Đối với tội phạm khủng bố, pháp luật quy định tịch biên tài sản. Đối với tội tham nhũng cũng phải quy định tịch biên như vậy. Đồng thời phải tính đến các thành viên gia đình của tội phạm. Những người này thường là siêu giàu và có thu nhập siêu cao”.
Đề xuất này được Ủy ban chống tham nhũng quốc gia đưa vào gói các ý tưởng đệ trình lên tổng thống. Ngoài ra, NAC đang chuẩn bị một bản phân tích các biện pháp đang được thực hiện ở Nga với nhận xét về hiệu quả và các khiếm khuyết. Ví dụ, pháp luật về việc cấm các quan chức cấp cao và các thành viên của cả hai viện Quốc hội không được có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Ở cấp liên bang, luật này tỏ ra hoàn hảo. Nhưng còn các quan chức ở cấp khu vực và thành phố thì sao? Ở đó cũng có những người lạm dụng chức quyền để trục lợi bất chính. Vì vậy cần phải mở rộng việc áp dụng điều luật đó đối với họ.
NAC cũng đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa tất cả các hành vi tham nhũng và nghiên cứu kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới. Có lẽ tòa án Nga sẽ rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Ví dụ, ở Singapore, để giảm bớt tham nhũng, nhà nước tăng lương cho bồi thẩm và tăng án phạt đối với những ai từ chối tham gia điều tra các vụ án tham nhũng. NAC dự định đặc biệt lưu ý tổng thống về phương pháp này. Còn ở Italy tội phạm tham nhũng nếu hợp tác với bên điều tra được khoan hồng. Điều đó phá vỡ liên đới trách nhiệm giữa kẻ tổ chức và nạn nhân của tham nhũng, và số lượng tội phạm như vậy đã giảm xuống.

Người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng chính phủ Mỹ?

(Kiến Thức) - Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về việc người Trung Quốc nghĩ gì về khủng hoảng  chính phủ Mỹ.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tỏ ra khá thoải máy trong chuyến thăm chính thức Indonesia.
"Đối với người dân Trung Quốc, việc chính phủ Mỹ đóng cửa cục bộ là khá ly kỳ như chuyện cổ tích Một nghìn một đêm lẻ”, Wang Xuejing viết trên tờ Hong Kong Daily News.

Vì sao Saudi Arabia từ chối ghế HĐBA LHQ?

(Kiến Thức) - Saudi Arabia ngày 18/10 tuyên bố nước này sẽ không nhận ghế thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc .

Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
 Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Saudi Arabia lên án cái gọi là “tiêu chuẩn kép quốc tế” về Trung Đông và yêu cầu cải cách Hội đồng Bảo an (HĐBA), một hội đồng đầy mâu thuẫn về phương thức kết thúc chiến tranh ở Syria. Mũi dùi của Riyadh lần này cũng chĩa vào Washington, đồng minh lâu đời nhất của Saudia Arabia.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?

(Kiến Thức) - Không rõ chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ hiệu quả đến mức nào, nhưng trên thực tế đã có cả “hổ” lẫn “ruồi” bị đem ra xét xử.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bàn về chủ đề này, nhật báo Pháp Le Figaro ngày 11/8 đăng bài “Tại Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng đang lúc cao trào”.