Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?

(Kiến Thức) - Không rõ chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ hiệu quả đến mức nào, nhưng trên thực tế đã có cả “hổ” lẫn “ruồi” bị đem ra xét xử.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bàn về chủ đề này, nhật báo Pháp Le Figaro ngày 11/8 đăng bài “Tại Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng đang lúc cao trào”.
Tờ báo nêu ra trường hợp điển hình là 10/8, ông Lưu Thiết Nam, cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồi tháng 5/2013, ông đã bị cách hết mọi chức vụ.
Lưu Thiết Nam bị tố cáo lạm dụng chức vụ làm lợi cho người thân và suy thoái đạo đức. Ông Lưu bị ngã ngựa là do người tình cũ đã tố cáo hành vi tham nhũng của ông với Phó Tổng biên tập tạp chí Tài Kinh La Xương Bình. Ông La đã bỏ thời gian 1 năm để xác minh và rốt cuộc hồi cuối năm 2012 đã cho đăng tải trên trang blog cá nhân những hành vi tham nhũng của họ Lưu. Đến hiện tại, Lưu Thiết Nam là quan chức cấp cao nhất bị ngã ngựa vì những lời tố cáo trên Internet.
Le Figaro cũng nhắc lại, hồi tháng 7 vừa qua, cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình treo về hành vi tham nhũng.
Một trường hợp ngã ngựa của quan chức cao cấp nữa đã diễn ra ở Thượng Hải. Tờ báo nhắc lại vụ bê bối liên quan đến 4 quan chức Tòa án tối cao thành phố Thượng Hải. Bốn quan chức này đã bị một công dân quay lén cảnh đang thác loạn với gái bán dâm tại khu nghỉ dưỡng Hành Sơn ở Thượng Hải. Hôm Thứ Tư (6/8), bốn người cũng đã bị khai trừ khỏi đảng.
Các vụ việc trên cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của TBT Tập Cận Bình đang được thúc đẩy. Thế nhưng, Le Figaro cũng nêu ra một số khó khăn đối với chiến dịch này nói riêng và vấn đề chống tham nhũng ở Trung Quốc nói chung.
Đối với vụ bốn quan chức Thượng Hải nói trên, tờ báo cho hay, khu nghỉ dưỡng Hành Sơn là nơi được chọn để tổ chức hội nghị của các quan chức địa phương. Trang web của khu nghỉ dưỡng Hành Sơn viết đây là nơi được chỉ định tổ chức các cuộc họp mặt và hội nghị của các cơ quan nhà nước.
Đối với chiến dịch chống tham nhũng hiện tại, Le Figaro dẫn lời một cựu thư ký của cố lãnh đạo Triệu Tử Dương cho rằng, chiến dịch này chỉ là hình thức và nhằm tạo hình ảnh đẹp cho ban lãnh đạo mới. Ngay cả Hoàn cầu Thời báo cũng đã thừa nhận: “Thật lòng mà nói thì trong ngắn hạn, khó lòng mà cải thiện được đạo đức của cán bộ Trung Quốc”. Le Figaro cũng đồng ý với nhận định này, khi mà tham nhũng ở Trung Quốc dường như hiện diện ở mọi cấp, mọi nơi.

Thủ tướng “thép” Chu Dung Cơ bất lực trước tham nhũng

Thủ tướng Chu Dung Cơ cảm thấy bất lực nên đã kiên quyết xin từ chức.
 Thủ tướng Chu Dung Cơ cảm thấy bất lực nên đã kiên quyết xin từ chức.

Theo Nhân dân Nhật báo, trong diễn văn ngày 14/11/2012, Tân Tổng Bí Thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình nói: “Đảng ta hiện đang đứng trước rất nhiều thách thức nghiêm trọng, nội bộ Đảng tồn tại nhiều vấn đề phải giải quyết, nhất là tình trạng tham nhũng trong một số cán bộ đảng viên”. Phát biểu với các cán bộ cấp cao ngày 17/1/2013,, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Không giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới uy tín của đảng và thậm chí mất đảng, mất nước”.

Tàu chiến Mỹ sắp ồ ạt tràn vào Biển Đông?

Hãng tin AFP ngày 10/8 cho biết, Mỹ và Philippines đang tích cực triển khai đàm phán về việc, nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines.

Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ từng xuất hiện ở Biển Đông.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ từng xuất hiện ở Biển Đông.
Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Quốc phòng Philippines lần đầu tiên đã công khai kế hoạch này, trao quyền “luân phiên thay quân” cho quân đội Mỹ để tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ, tại các căn cứ quân sự của Philippines nằm ven biển Đông. Vào ngày 27/6, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố, hai nước sẽ sớm bắt tay vào thực hiện quá trình đàm phán.