Vì sao Saudi Arabia từ chối ghế HĐBA LHQ?

(Kiến Thức) - Saudi Arabia ngày 18/10 tuyên bố nước này sẽ không nhận ghế thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc .

Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
 Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Saudi Arabia lên án cái gọi là “tiêu chuẩn kép quốc tế” về Trung Đông và yêu cầu cải cách Hội đồng Bảo an (HĐBA), một hội đồng đầy mâu thuẫn về phương thức kết thúc chiến tranh ở Syria. Mũi dùi của Riyadh lần này cũng chĩa vào Washington, đồng minh lâu đời nhất của Saudia Arabia.
Viện dẫn sự bất lực của HĐBA LHQ trong việc giải quyết tranh chấp Israel-Palestine, chấm dứt nội chiến Syria và ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, Riyadh cáo buộc HĐBA đã để cho xung đột và tang tóc kéo dài.
Bộ Ngoại giao Saudi Arabia tuyên bố: “Saudi Arabia ... không nhận ghế thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho đến khi hội đồng này cải cách để có thể thực hiện trách nhiệm duy trì an ninh quốc tế và hòa bình một cách có hiệu quả”.
Pháp, một thành viên thường trực HĐBA LHQ, bày tỏ thông cảm với quyết định của Saudi Arabia. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp nói: “Chúng tôi chia sẻ sự thất vọng của họ (Saudi Arabia) về tình trạng tê liệt của Hội đồng Bảo an”.
Ngạc nhiên trước động thái trên của Saudi Arabia, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Với quyết định nói trên, Saudi Arabia đã tự xa lánh công việc tập thể của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong việc hỗ trợ hòa bình và an ninh quốc tế”.
Phản ứng trước việc quốc tế không hành động về các vấn đề Trung Đông, cách đây 2 tuần, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng thân Saud al-Faisal, đã hủy bỏ bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Saudi Arabia từng chỉ trích gay gắt chính sách của Mỹ ở Trung Đông kể từ khi xảy ra “mùa xuân Arập”, không chỉ đối với Syria mà còn đối với Ai Cập, nước đã bị Washington cắt viện trợ quân sự sau khi bị lật đổ chính phủ của “Anh em Hồi giáo” mà Riyadh cảm thấy là một mối đe dọa.
Saudi Arabia rất thất vọng trước việc Tổng thống Obama không ngăn cản được Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và thất bại trong việc thành lập một nhà nước Palestine.
Trước đây, Saudi Arabia từng thúc ép Washington “cắt bỏ phần đầu của con rắn” bằng cách tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

“Gót chân Achilles” của Trung Quốc ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Vì nhiều lý do, mưu đồ bá chủ khu vực và gạt Mỹ ra khỏi Đông Nam Á của Trung Quốc là khó khả thi.

Tàu đổ bộ trực thăng Mỹ trên Vịnh Subic, Philippines.
Tàu đổ bộ trực thăng Mỹ trên Vịnh Subic, Philippines.
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khu vực hiểu rất rõ rằng việc hủy bỏ chuyến đi Đông Nam Á của Tổng thống Obama không phải là một sự thay đổi chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Các nước quan trọng trong khu vực như Malaysia và Indonesia thấu hiểu lý do vì sao mà ông Obama bắt buộc ở lại nước Mỹ. Thay vào đó, Ngoại trưởng John Kerry đã đưa ra thông điệp chính các nước Đông Nam Á muốn nghe: Mỹ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết một cách hòa bình tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Cuộc chiến ngân sách ở Mỹ: Obama thắng trận đầu

(Kiến Thức) - Có thể nói Tổng thống Barack Obama đã thắng hiệp đầu trong cuộc đấu ngân sách kéo dài nhiều hiệp giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa.

Tổng thống Obama thắng hiệp đầu trong trận đấu kéo dài nhiều hiệp giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa.
Tổng thống Obama thắng hiệp đầu trong trận đấu kéo dài nhiều hiệp giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa.
Vốn là một tổng thống thường do dự khi phải đối mặt với quyết định lớn, lần này Tổng thống Barack Obama đã rất tự tin khi từ chối thẳng thừng việc thỏa hiệp với phe Cộng hòa đe dọa đóng cửa chính phủ Mỹ, trừ khi ông nhượng bộ về Luật cải cách y tế (Obamacare).