Thái Lan kêu gọi Trung Quốc hòa hoãn ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhấn mạnh, chính sách của Thái Lan là ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tiếp tướng Fan Changlong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm qua tại Bangkok.
 Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tiếp tướng Fan Changlong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm qua tại Bangkok.
Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, Teerat Ratanasevi cho biết, Thủ tướng Yingluck hôm qua đã trực tiếp chuyển thông điệp trên tới ông Fan Changlong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ông Fan đang ở thăm đất nước chùa Vàng sau chuyến thăm Myanmar. Chuyến thăm tới Thái Lan của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chuyến công du 3 nước của ông bao gồm Myanmar và Kazakhstan.
Trong cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Bà Yingluck nhấn mạnh, Thái Lan ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng các cơ chế hiện có để đảm bảo an toàn cho các hành lang hàng hải đi qua các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Bà Yingluck đã tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc trên cương vị không chỉ là Thủ tướng mà còn là Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan. Về phía Trung Quốc, Tướng Fan cũng nhấn mạnh, ông kỳ vọng rất lớn vào sự hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và Thái Lan.
Trước đó, tại Myanmar, Tướng Fan đã gặp Tổng thống Thein Sein tại Nay Pyi Taw hôm 23/7. Ông Thein Sein đã khẳng định với Tướng Fan rằng, sự hợp tác lâu dài giữa Myanmar và Trung Quốc là vì lợi ích của cả hai dân tộc, góp phần duy trì ổn định và phát triển trong khu vực. Đáp lại, Tướng Fan cũng nhấn mạnh sẽ nỗ lực để thắt chặt quan hệ Trung Quốc – Myanmar nói chung và các lực lượng vũ trang của 2 nước nói riêng.

TQ cố trì hoãn thông qua Quy tắc ứng xử Biển Đông?

 

Ở New York vừa kết thúc phiên họp của các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Phiên họp này tạo cơ hội để suy nghĩ về số phận của một tài liệu khác nhằm điều chỉnh các mối quan hệ ở một trong những khu vực quan trọng nhất của đại dương thế giới. Đó là Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Những cơn sóng trái chiều ở Biển Đông

 

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM-46) được tổ chức tại Brunei từ 30/6 đến 2/7 đã có một cách tiếp cận hoàn toàn khác với hội nghị chức năm ngoái tại Phnom Penh, nơi 10 thành viên ASEAN không nhất trí thảo luận về tranh chấp Biển Đông.