Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc lớn cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tàu sân bay thứ 2 của Hải quân Trung Quốc sẽ có lượng giãn nước lớn hơn 60.000 tấn và chở theo từ 30-40 tiêm kích hạm.

Theo tờ People của Trung Quốc cho biết, mặc dù chưa có bất cứ bằng chứng nào về việc Trung Quốc đang đóng mới tàu sân bay thứ hai của nước này tuy nhiên chắc chắn Hải quân Trung Quốc sẽ đưa hoạt động nhiều hơn một tàu sân bay trong tương lai.
Đó cũng là tuyên bố của Yang Yujun - Người phát ngôn thuộc Bộ quốc phòng Trung Quốc trong một cuộc họp báo vào tháng 8/2013, sau khi tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc là tàu Liêu Ninh đi vào hoạt động.
Tau san bay thu 2 cua Trung Quoc lon co nao?
 Tàu sân bạy tiếp theo của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có lượng giãn nước từ 60.000-80.000 tấn.
Cao Weidong một chuyên gia quân sự người Trung Quốc lại cho biết, Quân đội Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch đưa vào trang bị từ 2-4 tàu sân bay trong thời gian sắp tới và đội tàu sân bay này sẽ có thể đảm bảo được yêu cầu tác chiến trên biển của Hải quân Trung Quốc. Trong đó hai tàu sân bay sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải và 2 tàu khác cho Hạm đội Bắc Hải.
Nhiều khả năng thiết kế tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sẽ có lượng giãn khoảng 60.000 tấn và có thể mang theo từ 30-40 máy bay chiến đấu, hoặc có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn và sẽ mang theo từ 70-80 máy bay chiến đấu. Tuy nhiên với nhu cầu của Hải quân Trung Quốc hiện tại thì thiết kế tàu sân bay có lượng giãn nước từ 60.000-80.000 tấn sẽ phù hợp hơn.
Liêu Ninh là tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được đưa vào hoạt động từ năm 2012, nó vốn là tàu sân bay Varyag của Ukraine và được Trung Quốc mua lại vào năm 1998, Tuy được đưa vào biên chế chính thức nhưng tàu sân bay Liêu Ninh chỉ đóng vai trò như một tàu sân bay huấn luyện của Hải quân Trung Quốc, trong quá trình Trung Quốc xây dựng biên đội tàu sân bay tương lai của nước này.

Mua tàu sân bay Varyag, Trung Quốc mất nhiều hơn được

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự Nga nhận định, Trung Quốc có thể đã có tàu sân bay sớm hơn nếu không mua tàu sân bay Varyag.

Theo hãng thông tấn Sputnik dẫn lời chuyên gia nghiên cứu cao cấp Vasily Kashin thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Moscow cho biết, việc Trung Quốc đại tu và tái sử dụng tàu sân bay Varyag mua lại từ Ukraine có thể đã làm chậm chương trình phát triển tàu sân bay nội địa của nước này.
Ông Kashin cho rằng, lý do Trung Quốc chọn mua tàu sân bay Varyag của Ukraine là vì nước này từng là một phần của Liên Xô và cả hai nước đều sử dụng chung một hệ thống vũ khí. Trung Quốc tin rằng lợi thế trên sẽ giúp cho hải quân nước này dễ dàng tiếp nhận một tàu sân bay của Liên Xô hơn là sử dụng một tàu sân bay được thiết kế bởi Phương Tây.

Có hay không ly khai Ukraine bắn rơi tên lửa đạn đạo?

(Kiến Thức) - Nếu quả thực tên lửa đạn đạo Tochka bị ly khai Ukraine bắn hạ thì tại sao phần đuôi quả đạn vẫn còn khá nguyên vẹn.

Tạp chí Jane’s cho biết, lực lượng ly khai miền Đông Ukraine đã bắn hạ một tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka của Quân đội chính phủ Ukraine tại một khu vực gần vùng Lugansk, miền Đông Ukraine vào đêm hôm 1/2.
Nếu thông tin này là chính xác thì chứng tỏ rằng lực lượng dân quân miền Đông Ukraine đã hoàn tất việc xây dựng cho mình một hệ thống tên lửa phòng không đủ mạnh để có thể đối đầu với Quân đội chính phủ Ukraine, mặc dù các chuyên gia quân sự đánh giá rằng lực lượng đòi ly khai ở miền Đông Ukraine không đủ khả năng bắn hạ một tên lửa đạn đạo.