Mua tàu sân bay Varyag, Trung Quốc mất nhiều hơn được

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quân sự Nga nhận định, Trung Quốc có thể đã có tàu sân bay sớm hơn nếu không mua tàu sân bay Varyag.

Theo hãng thông tấn Sputnik dẫn lời chuyên gia nghiên cứu cao cấp Vasily Kashin thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Moscow cho biết, việc Trung Quốc đại tu và tái sử dụng tàu sân bay Varyag mua lại từ Ukraine có thể đã làm chậm chương trình phát triển tàu sân bay nội địa của nước này.
Ông Kashin cho rằng, lý do Trung Quốc chọn mua tàu sân bay Varyag của Ukraine là vì nước này từng là một phần của Liên Xô và cả hai nước đều sử dụng chung một hệ thống vũ khí. Trung Quốc tin rằng lợi thế trên sẽ giúp cho hải quân nước này dễ dàng tiếp nhận một tàu sân bay của Liên Xô hơn là sử dụng một tàu sân bay được thiết kế bởi Phương Tây.
Mua tau san bay Varyag, Trung Quoc mat nhieu hon duoc
 Trung Quốc có thể đã có biên đội tàu sân bay sớm hơn nếu không mua tàu sân bay Varyag từ Ukraine.
Tuy nhiên, Kashin cũng cho biết Trung Quốc có thể đã có tàu sân bay đầu tiên của nước này sớm hơn nếu không mua tàu sân bay Varyag và thay vào đó mua các công nghệ cần thiết để phát triển một tàu sân bay hiện đại thông qua việc mua lại các tàu sân bay đã ngừng hoạt động từ Phương Tây.
Không phải Trung Quốc chưa từng nghĩ tới một kế hoạch như của Kashin, điển hình là việc nước này mua lại tàu sân bay HMAS Melbourne đã ngưng hoạt động của Hải quân Hoàng gia Australian vào năm 1985. Thay vì sử dụng con tàu này vào mục đích nghiên cứu công nghệ thì Trung Quốc lại xem nó như tàu phế thải.
Bắc Kinh cũng bỏ lỡ mất cơ hội thứ hai của mình trong việc lấy được công nghệ tàu sân bay của Phương Tây, khi Pháp quyết định bán tàu sân bay Foch cho Brazil vào năm 2000.
Trung Quốc cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp từ Nga hơn là Ukraine, trong việc tiếp cận các công nghệ quân sự của Liên Xô, trong đó Cục thiết kế hàng hải Nevskoye có trụ sở tại St Petersburg là nơi Trung Quốc có thể tìm thấy thứ mà nước này cần, Kashin cho biết.
Mua tau san bay Varyag, Trung Quoc mat nhieu hon duoc-Hinh-2
Các chuyên gia quân sự của Nga nhận định Trung Quốc mất nhiều hơn là được khi được vào sử dụng lại tàu sân bay Liêu Ninh.
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc cũng nhận định rằng, tàu sân bay Liêu Ninh mà Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động trong năm 2012 có hệ thống vận hành không đáng tin cậy.
Nhưng trang mạng này cũng cho biết, nếu Trung Quốc mua một tàu sân bay của Nga thì họ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Một tàu sân bay của Nga sẽ có giá lớn rất nhiều nếu so với tàu sân bay Varyag của Ukraine, bên cạnh đó Trung Quốc cũng không thể xuất khẩu công nghệ tàu sân bay và các thiết bị có liên quan nếu không có sự đồng ý của Nga.
Thậm chí trang mạng Sina cũng khẳng định rằng, bất chấp những thách thức và khó khăn việc mua tàu sân bay Varyag từ Ukraine vẫn phù hợp hơn với lợi ích của Trung Quốc. Và việc tái sử dụng lại tàu sân bay Liêu Ninh sẽ giúp Trung Quốc tích lũy được kinh nghiệm cần thiết để thiết kế và phát triển tàu sân bay thứ hai của nước này vào năm 2020.

Khám phá tàu tách thân kỳ quái của Hải quân Đức

Tàu xử lý sự cố tràn dầu Bottsand của Hải quân Đức có thiết kế hai thân hình chữ V độc đáo, có thể mở rộng hai thân ở góc 65 độ.

Kham pha tau tach than ky quai cua Hai quan Duc
 Type-738 Bottsand thuộc sở hữu Hải quân Đức được thiết kế cho nhiệm vụ xử lý và kiểm soát ô nhiễm trên đại dương.

Tiết lộ “sốc” tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Điều ít ai ngờ tới rằng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Hải quân Trung Quốc Type 091 lớp Hán lại được thiết kế từ một món đồ chơi của Mỹ.

Huang Xuhua - Giám đốc viện thiết kế tàu ngầm của Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình vệ tinh Shenzhen đã tiết lộ rằng, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc Type 091 lớp Hán được thiết kế và phát triển dựa trên một mô hình tàu ngầm đồ chơi của Mỹ.
Theo Huang, sau khi ông tiếp nhận vai trò giám đốc thiết kế dự của dự án tàu ngầm hạt nhân Type 091 từ một công trình sư khác là Peng Shilu, Huang đã nhận thấy rằng thiết kế hình dáng suôn thẳng không phù hợp cho một tàu ngầm hạt nhân khi nó phải hoạt động ở tốc độc cao hay lặn ở độ sâu 300m.

Bật mí sức mạnh sư đoàn xe tăng T-80 bảo vệ Moscow

(Kiến Thức) - Sư đoàn tăng Kantemirovskaya 4 là một đơn vị chủ chốt của Quân khu Tây, bảo vệ thủ phủ Moscow của Nga, sở hữu loạt xe tăng T-80.

Bat mi suc manh su doan xe tang T-80 bao ve Moscow
Tất cả các đơn vị của Sư đoàn tăng Kantemirovskaya 4 đóng quân tại thị trấn Naro-Fominsk cách Moscow 70 km về phía Tây Nam. Đây vốn là lực lượng quân sự được hình thành trên cơ sở Quân đoàn tăng 17 thành lập  năm 1942. Trang bị chính của sư đoàn này là các xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 cực kỳ hiện đại.
Bat mi suc manh su doan xe tang T-80 bao ve Moscow-Hinh-2
Để đảm đương được vai trò bảo vệ thủ đô, Sư đoàn tăng Kantemirovskaya 4 thường xuyên tổ chức các đợt thao diễn thường kỳ, điều động các cỗ máy tập luyện, xả đạn dữ dội.