Tàu chiến Mỹ thăm Philippines giữa căng thẳng với Trung Quốc

Một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ tiến vào vùng biển Philippines sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper lên án Trung Quốc gây bất ổn khu vực.

USS Ronald Reagan, tàu sân bay duy nhất được hải quân Mỹ điều động đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngày 5/8 đã tiến vào vùng biển phía Đông Philippines cùng nhóm tàu tác chiến.
Theo ABS-CBN, trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines, tàu chiến Mỹ này có kế hoạch mở cửa đón báo giới nước này tham quan.
Tàu chiến này có sức chứa khoảng 100 máy bay chiến đấu và máy bay được sử dụng cho các hoạt động tác chiến điện tử và chống tàu ngầm.
Tau chien My tham Philippines giua cang thang voi Trung Quoc
 USS Ronald Reagan và đội tàu hộ tống. (Ảnh: Stars and Stripes).
Reagan là một trong 10 tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, từng là tàu chiến lớn nhất cho đến khi USS Gerald Ford xuất hiện vào năm 2017. Nhưng USS Gerald Ford hiện vẫn chưa được triển khai.
"Chúng tôi muốn mọi người thấy tàu lợi hại đến mức nào" - Chuẩn đô đốc Patrick Piercey nói về Reagan năm 2015, khi tàu này đang thuộc nhóm tàu sân bay tấn công 9 (Carrier Strike Group 9) mà ông chỉ huy. "Đây là một hàng không mẫu hạm cấp cao. Nó đại diện cho sức mạnh chiến đấu của Mỹ. Chúng tôi muốn những ai có ý định thách thức Mỹ phải nhận thấy rõ chúng tôi rất lợi hại, đã sẵn sàng và phong độ thuyết phục."
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 4/8 cáo buộc Trung Quốc áp dụng "kinh tế kiểu bóc lột, trộm cắp tài sản trí tuệ và vũ khí hóa toàn cầu" - những cáo buộc đe dọa gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh khi họ đang mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài hơn 1 năm.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Philippines trùng hợp thời điểm Tổng thống Rodrigo Duterte vừa tuyên bố sẽ sang thăm Trung Quốcvào cuối tháng 8. Chuyến thăm diễn ra giữa lúc Trung Quốc liên tục có các hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của khu vực và quốc tế.
Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống đến khu vực bãi Tư Chính ở phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Các hoạt động của Trung Quốc như diễn tập quân sự, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa các thực thể trên biển... là các hành vi đi ngược luật pháp quốc tế, gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình Biển Đông, nhiều lần bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế lên án và chỉ trích.
Quan hệ Mỹ-Trung liên tục leo thang căng thẳng kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống năm 2017. Chiến tranh thương mại, công nghệ, việc Mỹ bán vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD cho Đài Loan là những vấn đề gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Trump mới đây thông báo áp 10% thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ 1/9, gắn nhãn Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, Bắc Kinh tuyên bố "sẵn sàng chiến đấu" đáp trả, quyết định ngừng mua nông sản từ Mỹ và đe dọa để ngỏ các biện pháp trả đũa thuế quan.

Mời độc giả xem thêm video: Tàu Trung Quốc Hải dương 8 xâm phạm thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: VTC1)

Tàu chiến Anh, Pháp sẽ bảo vệ an ninh hàng hải trên biển Đông

Các bộ trưởng quốc phòng của Anh và Pháp hôm 3-6 cho biết Paris và London sẽ điều tàu chiến tới biển Đông như một phản ứng trước sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuyên bố trên được các bộ trưởng quốc phòng của Anh và Pháp đưa ra tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cho biết nước này sẽ cử một nhóm công tác hàng hải đi cùng trực thăng và tàu biển của Anh ghé thăm Singapore vào tuần tới, sau đó "tiến vào một số khu vực ở biển Đông".

Đằng sau chuyện tìm thấy tàu chiến Nga chở kho báu 133 tỷ USD

Các nhà sử học và các chuyên gia tài chính đã đưa ra nhận định sau khi công ty Hàn Quốc tuyên bố tìm thấy xác tàu chiến Nga chở kho báu khổng lồ.

Theo News.com.au, thông tin về cuộc tìm kiếm tàu chiến Nga chở kho báu xuất hiện hồi tuần trước ngay lập tức đã thu hút sự chú ý đặc biệt. Câu chuyện này xen lẫn cả những sự thật và những điều các chuyên gia còn nghi vấn.

Triều Tiên muốn được "minh oan" trong vụ tàu chiến Cheonan?

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 10/4 đã kêu gọi Hàn Quốc điều tra lại vụ chìm tàu hộ tống Cheonan hồi tháng 3/2010, đồng thời gọi vấn đề này là một trở ngại đối với việc cải thiện quan hệ liên Triều.

KCNA cho biết ngày càng có nhiều lời kêu gọi mở lại cuộc điều tra vụ chìm tàu chiến Cheonan tại Hàn Quốc do có khoảng 70% người dân Hàn không tin vào kết quả của cuộc điều tra.