Tàu chiến mà Pháp mời Việt Nam mua “khủng” cỡ nào?

(Kiến Thức) -Tại triển lãm IMDEX 2015, Pháp đã tung mẫu tàu tên lửa C Sword 90 mời gọi các khách hàng ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 

Tờ Jane’s cho hay, Công ty đóng tàu Mécaniques de Normandie (CMN) của Pháp đã chào hàng mẫu tàu tên lửa C Sword 90 dài 95 m được thiết kế cho thị trường Châu Á-Thái Bình Dương tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải 2015 (IMDEX 2015) ở Singapore.
Con tàu được thiết kế khá nhỏ gọn với khả năng hoạt động đa nhiệm vụ. Đáng chú ý, mẫu tàu này được công ty nhằm tới chủ yếu là các lực lượng hải quân đang hoạt động ở vùng ven biển, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
Tau chien ma Phap moi Viet Nam mua
Mẫu tàu tuần tra C Sword 90 của Pháp tại IMDEX 2015.
Theo CMN, tàu tên lửa C Sword 90 có tốc độ tối đa 28 knots (52 km/h), phạm vi hoạt động tiêu chuẩn ở tầm 11.265 km với tốc độ hành trình thông thường 12 knots (22,2 km/h). Nó có thể mang theo thủy thủ đoàn 65 người và thậm chí có thể bổ sung thêm 20 người nhờ bộ phận nới thêm. C Sword 90 trang bị hai động cơ diesel và hai chân vịt.
Thân tàu được thiết kế cho phép giảm đáng kể sự phát hiện của radar và có thể chứa được một trực thăng nặng tới 10 tấn. Ngoài ra, tàu tuần tra mới cũng có thể mang theo hai thuyền bơm hơi vỏ cứng (RHIB) với cầu trục neo chuyên dụng và có thể triển khai các phương tiện không người lái trên không (UAV) hoặc các phương tiện không người lái dưới nước (UUV).
Vũ khí tàu C Sword 90 được trang bị cả pháo cỡ 57 mm hoặc 76 mm và hai pháo cỡ 20 mm hoặc 30 mm. Không chỉ thế con tàu còn lắp hệ thống có 16 hầm phóng tên lửa phòng không thẳng đứng và cũng có thể phù hợp với 8 tên lửa đối hải.
Tàu tuần tra tên lửa cũng có thể được trang bị cả một hệ thống cảm biến sonar dạng mảng dây gắn ở phía trước tàu và hai ống phóng ngư lôi chống ngầm.
“Ưu điểm chính của C Sword 90 là khả năng hoạt động có thể tích hợp một loạt thiết bị trên một nền tảng nhỏ chỉ dài có 95 m. Tàu tuần tra cũng được thiết kế dạng thân hình tròn đáy để giảm tiêu thụ nhiên liệu và chi phí hoạt động”, Cherif Rdissi, Giám đốc thương mại dân sự và hải quân của CMN cho biết.
Theo Rdissi, CMN đang nhắm tới các nước như Malaysia và Việt Nam. Hai nước được cho là đang cần tàu tuần tra hiện đại. “Ngoài ra, chúng tôi đang tìm kiếm thị trường ở Trung Đông, chẳng hạn như Oman”, ông Rdissi nói.

Giải mã tàu ngầm "cực nguy hiểm" I-400 của Nhật Bản

(Kiến Thức) - Ít người biết trong CTTG II, Nhật Bản đã từng phát triển thiết kế tàu ngầm mang máy bay I-400 và định dùng nó reo giắc kinh hoàng cho Mỹ. 

Giai ma tau ngam
 Theo Business Insider, tàu ngầm mang máy bay I-400 được thiết kế đặc biệt để có thể phóng máy bay ném bom nhằm tấn công bờ biển phía Tây nước Mỹ. Ở thời điểm hoàn thành, nó là tàu ngầm lớn nhất thế giới.
Giai ma tau ngam
 Theo Tamiya, I-400 có chiều dài 122m, rộng 12m và trọng tải 6.500 tấn. Đáng chú ý là tàu mang theo 3 máy bay ném bom Seiran với kế hoạch tấn công kênh đào Panama cũng như tấn công các hạm đội của quân Đồng Minh tại Ulithi. Các máy bay khi để trong hangar, cánh sẽ gập lại.
Giai ma tau ngam
 Ý tưởng ra đời loại máy bay này là do Nhật Bản nhận thấy sự yếu kém của mình về lực lượng tàu mặt nước nhưng vẫn muốn tấn công đối thủ trên Thái Bình Dương là Mỹ. Và tàu ngầm I-400 đã được chế tạo để tiếp cận bờ biển Mỹ.
Giai ma tau ngam
Khi nó hoàn thành, nhiệm vụ đầu tiên được giao là đem các máy bay của nó thả chuột bị nhiễm dịch hạch và côn trùng gây bệnh tả, sốt xuất huyết, sốt phát ban và các bệnh khác vào các thành phố trên bờ biển phía Tây nước Mỹ. Trong ảnh là mặt phía trước và phía sau các tàu ngầm I-400
Giai ma tau ngam
Khi vũ khí vi trùng không sẵn sàng đúng hạn, kế hoạch đổi sang một cuộc ném bom thông thường xuống kênh đào Panama. Nhưng Nhật Bản đã phải đầu hàng trước khi cuộc tấn công diễn ra. Trong ảnh là Hải quân Mỹ kiểm tra hangar chứa máy bay của một chiếc I-400. 
Giai ma tau ngam
 Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, năm tàu ngầm loại này còn nguyên vẹn đã bị Mỹ thu làm chiến lợi phẩm và đưa về Hawaii để kiểm tra. Ảnh trên là một tàu I-400 cạnh một tàu ngầm USS Proteus của Mỹ đầu năm 1946.

Sức mạnh “kẻ săn thú” SU-152 khiến phát xít Đức chết khiếp

(Kiến Thức) - Chỉ bằng 1-2 phát bắn, pháo tự hành SU-152 của Hồng quân Liên Xô có thể loại khỏi vòng chiến xe tăng hạng nặng Tiger I hay hạng trung Panther của Đức.

Suc manh
 Sau trận phản công Stalingrad, Hồng quân Liên Xô nhận thấy cần phải có một loại vũ khí có uy lực mạnh để công phá công sự địch và lại phải tự cơ động được.
Suc manh
 Do đó, tháng 12/1942, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô đã yêu cầu các cơ quan quốc phòng tập trung phát triển pháo tự hành với vũ khí chính là khẩu pháo ML-20 cỡ nòng 152,4mm.
Suc manh
 Sau một thời gian ngắn, ba mẫu thiết kế như vậy đã được công bố. Cuối cùng người ta chọn mẫu thiết kế kết hợp pháo ML-20 với thân xe tăng hạng nặng KV-1S và đặt tên dự án thiết kế là pháo tự hành KV-14. Quá trình chế tạo phiên bản thử nghiệm bắt đầu vào ngày 31/12/1942. 
Suc manh
Chỉ sau 25 ngày, một phiên bản KV-14 đã hoàn thành và bắt đầu thử nghiệm ở nhà máy rồi thử nghiệm cấp Nhà nước. Đến 14/2/1943 thì nó được chấp thuận để sản xuất hàng loạt tại nhà máy Kirov Chelyabinsky. KV-14 sau đó chính thức đổi tên thành pháo tự hành SU-152. Tính đến cuối năm 1943, đã có 704 khẩu pháo tự hành loại này xuất xưởng. 
Suc manh
 Pháo tự hành SU-152 được trang bị động cơ diesel 4 thì V-2K làm mát bằng chất lỏng. Công suất tối đa của động cơ đạt 600 mã lực giúp nó đạt vận tốc 43 km/h. Để khởi động động cơ chính, có một động cơ ST-700 công suất 15 mã lực hoặc khí nén từ các xi lanh với dung tích 2 đến 5 lít.
Suc manh
Khẩu pháo chính của nó - pháo ML-20 có sơ tốc đầu đạn 655m/s, có khả năng xuyên giáp dày 110mm ở góc bắn 90 độ từ khoảng cách 2.000m. Toàn bộ quả đạn nặng hơn 90 kg với 48,78 kg vỏ đạn cộng thuốc phóng và 43,6kg đầu đạn. 
Suc manh
Pháo ML-20 có tốc độ bắn 2 viên/phút. Nó được trang bị kính ngắm toàn cảnh (khi bắn gián tiếp) và kính ngắm quang học ST-10 để ngắm bắn trực tiếp. Phạm vi bắn trực tiếp từ 700m. Ngoài ra pháo tự hành SU-152 còn được trang bị radio 10-RK-26 và bộ đàm nội bộ TPU-3. 
Suc manh
Mặc dù bản thân SU-152 không phải pháo tự hành chống tăng vì nó không sử dụng các loại đạn chuyên biệt dành cho chống tăng. Tuy nhiên, người ta đã tình cờ phát hiện ra khả năng chống tăng tuyệt vời của nó một cách tình cờ. 
Suc manh
Trong đợt thử nghiệm đầu năm 1943, Liên Xô đã dùng các mẫu xe tăng Tiger bắt được của Đức làm vật thử nghiệm. Đáng ngạc nhiên là dù chỉ dùng đạn nổ HE nhưng SU-152 có thể tiêu diệt xe tăng Tiger ở bất kỳ khoảng cách nào. Trong ảnh là một xe tăng hặng nặng Tiger của Đức. 
Suc manh
 Lập tức SU-152 được đưa ngay vào chiến đấu với trung đoàn đầu tiên thành lập vào tháng 5/1943. Các lính xe tăng Liên Xô đã rất vui mừng chấp nhận pháo tự hành mới vì nó có khả năng chế ngự được các loại xe tăng Tiger và Panther của Đức. Trong ảnh là một xe tăng của Đức trong Thế chiến II.
Suc manh
 Trong trận chiến vòng cung Kursk, pháo tự hành SU-152 đã được đặt một biệt danh mới là Zveroboy tức là “kẻ săn thú”. Bởi vì chỉ trong 12 ngày, trung đoàn pháo SU-152 đã loại khỏi vòng chiến 12 xe tăng Tiger và 7 pháo tự hành chống tăng Ferdinand của Đức.
Suc manh
 Theo trang Survincity, pháo tự hành SU-152 đã chứng minh rằng không có xe tăng nào của quân Đức mà nó không thể hạ. Mặc dù trong trận Kursk, các xe tăng của quân Đức đã được hiện đại hóa, tăng cường lớp giáp. Xe tăng Tiger có giáp dày 150mm, Panther có giáp dày 200mm, pháo chống tăng Ferdinand có giáp dày 90mm nhưng vẫn bị SU-152 tiêu diệt.