Tan cửa nát nhà vì “chơi” Bạch Gia: Nếm mùi “bánh vẽ“

"Công ty đang đi vào thị trường mà không ai nghĩ ra được. Tổng giám đốc công ty còn ngồi đàm đạo với những lãnh đạo hàng đầu thì các em lo gì. Các em càng vào nhanh, cơ hội kiếm tiền càng lớn" - lời kêu gọi đầu tư từ một nhân vật "cộm cán" của Bạch Gia Media.

Vẫn chiêu lãi suất khủng
Nhóm PV Báo Lao Động từng vào "tầm ngắm" của Bạch Gia media khi vào vai nhà đầu tư tiềm năng. Khi đó, chúng tôi được một người phụ nữ có tên H.T.T - giáo viên (quê Thái Bình) mời tham gia vào một nhóm chat trên mạng xã hội Zalo có tên “Tìm hiểu Bạch Gia Media”.
Sau một thời cho phép chúng tôi vào nhóm, như cảm thấy đủ no nê cho các bài truyền thụ online, bà T chủ động hẹn gặp chúng tôi trực tiếp tại trụ sở của công ty Bạch Gia Media.
Trên tầng 2 một địa chỉ nằm trên đường Quang Trung, quận Hà Đông, TP.Hà Nội, bà H.T.T không cần quá câu nệ mà vội vã vào ngay vấn đề. T lấy ra một tập tài liệu rồi bắt đầu bằng những nét bút liền mạch trên tờ giấy trắng.
Tan cua nat nha vi “choi” Bach Gia: Nem mui “banh ve“
Người phụ nữ nên H.T.T ra sức lôi kéo nhóm PV đầu tư vào Bạch Gia Media
Trên đó, một viễn cảnh kinh doanh quảng cáo siêu lợi nhuận với Bạch Gia Media được vẽ ra. Theo đó, cách thức đầu tư vào công ty hết sức đơn giản.
Người tham gia chỉ cần bỏ ra 12.800.000 đồng để mua 1 thiết bị màn hình TV, sau đó sẽ cho công ty thuê lại để treo những màn hình này ở các quán ăn, nhà hàng, quán cafe,… nhằm khai thác quảng cáo.
Cũng theo T, quyền lợi của người tham gia là sẽ được Bạch Gia trả lợi nhuận “khủng” là 1.600.000 đồng/tháng/thiết bị, trong vòng 1 năm. Trong đó, bao gồm 1.000.000 đồng là tiền khấu hao tài sản và 600.000 đồng là tiền lợi nhuận từ quảng cáo mang lại. Kể từ thời điểm mua ti vi, người tham gia được coi là một cộng tác viên (CTV) của Công ty. Sau một năm khai thác, màn hình ti vi này sẽ thuộc về Công ty.
Như vậy chỉ với số vốn 12.800.000 đồng/thiết bị, theo như lời bà T, trong vòng 1 năm, cộng tác viên sẽ được hưởng tiền lãi bao gồm tiền khấu hao tài sản và tiền lợi nhuận với tổng cộng là 19.200.000 đồng/thiết bị.
“Một hình thức kinh doanh siêu lợi nhuận, tương đương với lãi suất khoảng 5%/tháng, 60%/năm, quá cao so với ngân hàng, đó là chưa kể đến bọn em phát triển được thị trường, kéo được nhiều người vào tham gia, bọn em còn giàu nhanh nữa”, bà T hồ hởi cho biết
Rồi T cũng nói, do tỉ suất lợi nhuận quá hấp dẫn nên ở Bạch Gia, nhiều người sẵn sàng rót vốn để đầu tư từ vài chục đến hàng trăm màn hình một lúc để có được khoản lợi "khủng" mỗi năm.
Cũng theo bà T, trường hợp cộng tác viên tuyển thêm được 1 người tham gia vào tuyến dưới mình sẽ được hưởng trực tiếp 700.000 đồng và 160.000 đồng/thiết bị/tháng từ lợi nhuận quảng cáo của người tham gia mà cộng tác viên đó trực tiếp tuyển. Càng giới thiệu được nhiều người tham gia, thì số tiền chiết khấu càng tăng cao.
“Công ty đang chú trọng việc phát triển càng nhanh càng tốt, nghĩa là rễ nó càng bám xa như cái vòi bạch tuộc ấy, càng xa càng rộng thì càng khẳng định thương hiệu, mình càng vào sớm thì càng có cơ hội giàu nhanh" - bà T nói.
Vậy nhưng, trước câu hỏi của chúng tôi về các sản phẩm quảng cáo cũng như địa chỉ đặt màn hình cụ thể của Bạch Gia Media, T lập tức tỏ ra lúng túng và lảng sang chuyện khác...
Tan cua nat nha vi “choi” Bach Gia: Nem mui “banh ve“-Hinh-2
Nhiều nhà đầu tư tới trụ sở công ty Bạch Gia đòi tiền nhưng đều chỉ nhận lại lời hứa hẹn, khất lần
Đầu tư không cần biết sản phẩm
Trên thực tế, từ tháng 2 rồi kéo dài đến tháng 4.2019, với lý do khó khăn trong hoạt động, lần lượt các hệ thống Bạch Gia Media trên cả nước đột ngột ra thông báo dừng trả lãi cho hợp đồng thuê địa điểm lắp đặt màn hình quảng cáo.
Trước phản ứng dữ dội từ các nhà đầu tư, đến tháng 5.2019, Bạch Gia miễn cưỡng đưa ra các thông báo về việc chậm chi trả và sẽ chỉ chi trả 25% đến 50% tiền thuê mua màn hình của tháng 3.2019. Tuy nhiên sau đó, Công ty vẫn không chi trả tiền lãi như thông báo.
Thậm chí, Bạch Gia Media còn lặng lẽ rời bỏ trụ sở chính ở 34/560 Quang Trung, La Khê, Hà Đông; văn phòng tại nhiều địa phương trên cả nước cũng đóng cửa không hoạt động.
Lúc này, các nhà đầu tư cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc soạn đơn tố cáo bởi gần như không một ai biết tài sản của mình - vốn là các màn hình tivi - đang được đặt ở đâu và sử dụng như thế nào.
Trao đổi với Lao Động, anh Bùi Văn Hiếu (sinh năm 1984, Hà Nội) cho hay, anh đầu tư vào Bạch Gia 102 triệu đồng vào tháng 1.2019. Nhưng công ty chỉ trả lãi 2 tháng tiếp theo với tổng số tiền khoảng 20 triệu rồi ngừng hẳn. Gửi thắc mắc đến công ty, anh Hiếu chỉ nhận lại nỗi thất vọng.
Cũng theo anh Hiếu, trước đó khách hàng vẫn gọi được cho ông Bạch Hải Âu (Tổng giám đốc Công ty Bạch Gia). Tuy nhiên, kể từ khi công ty ngừng trả lãi, việc liên lạc này đã không thể diễn ra.
“Tôi có gọi điện đến hỏi lý do chậm trả lãi, nhưng ông Bạch Hải Âu tắt máy và chặn số điện thoại. Gọi điện cho ông Nhã (Phó Giám đốc Công ty Bạch Gia), ban đầu người này hứa hẹn nhưng sau đó cũng mất tăm” – anh Hiếu than thở...
Được biết, trước tình trạng nhà đầu tư dồn dập gửi đơn tố cáo, mới đây Bạch Gia đã mời một số cá nhân lên làm việc nhưng kết quả vẫn chỉ là những lời hứa.
Trao đổi với PV, đại diện nhóm nguyên đơn khẳng định họ sẽ không nhẹ dạ để tiếp tục để bị dụ nữa vì phần đa đều ở tỉnh xa, đi lên đi xuống rất mất công mà chẳng giải quyết được gì. Họ sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng.

Trả giá quá đắt vì phá rừng để nuôi bò bán cho Trung Quốc

Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, chiếm 10% đa dạng sinh học trên thế giới đang phải trả một cái giá đắt đỏ.

Tính từ năm 2015 đến 2018, người Brazil đã phá một diện tích khổng lồ của rừng Amazon lên đến 29.000 km2 và 80% của con số này dành cho việc nuôi gia súc.
Phần lớn số lượng gia súc này dùng để cung cấp thịt cho người dân Trung Quốc. Năm 2018, sản lượng thịt bò Brazil xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 722.000 tấn, con số này cao gấp đôi năm 2015.

Sai phạm, bị phạt nặng rồi vẫn tái phát, gia cầm Hòa Phát "coi thường pháp luật"?

(Kiến Thức) - Từng bị Công an tỉnh Phú Thọ xử phạt 70 triệu đồng vì sai phạm, nhưng Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát - Tập đoàn Hòa Phát - ở xã Đồng Lương, vẫn tái phạm xả thải ô nhiễm môi trường rồi tiếp tục bị UBND tỉnh Phú Thọ phạt hơn 400 triệu đồng. Việc doanh nghiệp này sai phạm, bị phạt rồi vẫn tái phạm có phải đang coi thường pháp luật?

Như Kiến Thức đã phản ánh ở loạt bài trước, hàng trăm người dân xã Đồng Lương (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) vẫn đang phải sống khốn khổ vì mùi phân gà hôi thối, ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước do Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát - Tập đoàn Hòa Phát gây ra.

Đáng nói, trước đó tháng 11/2018, Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát từng bị Công an tỉnh Phú Thọ xử phạt số tiền 70 triệu đồng vì thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Mới đây nhất, ngày 5/11/2019, UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục đã ban hành Quyết định số 2856/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát số tiền 442,5 triệu đồng.

UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ đã thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thải chất thải rắn công nghiệp thông thường (phân gà) trái quy định về bảo vệ môi trường từ 60.000kg đến dưới 80.00kg…

Sai pham, bi phat nang roi van tai phat, gia cam Hoa Phat
Dù mới vào hoạt động từ năm 2018, nhưng khu trang trại của Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ tại xã Đồng Lương liên tục gây nên sự bức xúc cho người dân địa phương vì xả thải "bức tử" môi trường.
Việc Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát sai phạm, bị phạt, vẫn tái phạm khiến dư luận đặt dấu hỏi: Phải chăng doanh nghiệp này đang hoạt động theo kiểu bất chấp, coi thường pháp luật để trục lợi?.

Loạt công ty nguy cơ bị thu hồi giấy chứng nhận bán hàng đa cấp

Sau ngày 1/2/2019, các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện sẽ bị xem xét thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp...

Loat cong ty nguy co bi thu hoi giay chung nhan ban hang da cap
 
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo cho biết tính đến nay, chỉ có 24/30 doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được cấp theo Nghị định số 42/2014/NĐ-CP nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để cập nhật các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.