Tái tạo "quái vật" có chân đầu tiên, 340 triệu tuổi

 Một hộp sọ "quái vật" nguyên vẹn đã cho thấy những loài lưỡng cư sơ khai của Trái Đất không như ếch, nhái ngày này mà là một sinh vật khủng khiếp, mạnh ngang khủng long.

Nhóm nghiên cứu phối hợp giữa Đại học Bristol (Anh) và University College London (UCL, thuộc Đại học London, Anh) đã tái tạo kỹ thuật số hộp sọ của loài Whatcheeria deltae, được phát hiện ở Iowa (Mỹ) từ năm 1995 và lần đầu tiên hiểu được sự thật kinh hoàng về nó.

Tai tao

Whatcheeria deltae là một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái Đất mọc chân và bắt đầu cuộc sống lưỡng cư từ 340 triệu năm về trước. Nhưng nó không phải một sinh vật hiền lành như phần lớn loài lưỡng cư ngày nay. Nó mang một hộp sọ cao và hẹp, nhưng hàm răng sắc nhọn và khỏe cho phép nó có cú cắn tương đương nhiều loài khủng long.

Chỉ một loài lưỡng cư hiện đại cạnh tranh nổi với quái vật 340 triệu tuổi này, đó là cá sấu, và phải là các loài cá sấu cỡ lớn.

Tai tao
Các chi tiết khác cho thấy cho dù đã bắt đầu làm quen với mặt đất nhưng nơi săn mồi của nó vẫn là thế giới dưới nước.

Sinh vật này thuộc một nhóm động vật lớn bao gồm nhiều loài lưỡng cư, động vật có vú và chim, được tiến hóa từ một loài cá vây thùy vào giữa kỷ Devon (bắt đầu 419 triệu năm trước). Whatcheeria deltae là một trong những loài phân nhánh sớm nhất.

Khi được phát hiện, hộp sọ của nó bị nghiền thành nhiều mảnh và nén lại trong khối đá cổ, nên việc tái tạo cần đến kỹ thuật cao và hết sức công phu. Ban đầu nếu nhìn vào phiến đá, nó trông như đầu của một quái vật ngoài hành tinh trong phim ảnh. Các nhà khoa học đã dùng máy CT quét cả tảng đá để tạo nên bản sao kỹ thuật số từng phần xương riêng biệt rồi mới sắp xếp lại.

Choáng với hài cốt người mang bộ não vượn

Nghiên cứu gây sốc dựa trên hài cốt 40 cá thể sơ khai của chi Người cho thấy họ rời châu Phi đi chinh phục thế giới khi chưa tiến hóa xong bộ não.

Theo bài công bố vừa đăng tải trực tuyến trên Nature, bộ não thực sự là của con người, được phát triển muộn hơn chúng ta từng nghĩ rất nhiều: tận 1 triệu năm sau khi chi Người (Homo) ra đời. Phát hiện này lật ngược quan điểm là thùy trán của các loài thuộc chi Người - có chức năng điều hành tư duy xã hội, sử dụng công cụ và ngôn ngữ - được phát triển từ khi các Autralopithecus (Vượn người Phương Nam) tiến hóa thành chi Người, tức khoảng 2,8-2,5 triệu năm trước.

Cận cảnh loài thú ăn thịt lớn nhất từng tồn tại trên quả đất

Được nhà khảo cổ học Roy Chapman Andrews tìm thấy tại Mông Cổ năm 1922, hóa thạch của loài Andrewsarchus có hộp sọ dài đến 1 mét, đã khiến các nhà cổ sinh học thời đó không khỏi bất ngờ.

Can canh loai thu an thit lon nhat tung ton tai tren qua dat
Sống vào thế Eocene cách đây 35-45 triệu năm trước, Andrewsarchus (Andrewsarchus mongoliensis) được coi là loài thú ăn thịt lớn nhất từng lang thang trên trái đất.
Can canh loai thu an thit lon nhat tung ton tai tren qua dat-Hinh-2
Được nhà khảo cổ học Roy Chapman Andrews tìm thấy tại Mông Cổ năm 1922, hóa thạch của loài động vật có vú cổ xưa này có hộp sọ dài đến 1 mét, đã khiến các nhà cổ sinh học thời đó không khỏi bất ngờ.

Bí mật cực sốc về hóa thạch hộp sọ khỉ cách đây 20 triệu năm

Hóa thạch hộp sọ của một loài linh trưởng thời tiền sử sống ở dãy núi Andes cách đây 20 triệu năm giúp các nhà khoa học “vén bức màn bí ẩn” sự tiến hóa của bộ não người.

Đây là nghiên cứu được công bố ngày 21/8 trên tạp chí Science Advances.