Mỹ tự dồn mình vào chân tường ở Syria

(Kiến Thức) - Bị ám ảnh bởi mưu đồ lật đổ Tổng thống Assad, Nhà Trắng đang cản trở việc liên kết tất cả các lực lượng chống IS, trong đó có Nga và Iran.

Đó là nhận định của cựu giám đốc Văn phòng Bộ Ngoại giao  Mỹ Lawrence Wilkerson, trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông  Russia Today (RT) của Nga.
Tai Syria, My da tu don minh vao chan tuong
Cựu giám đốc Văn phòng Bộ Ngoại giao  Mỹ Lawrence Wilkerson.
Theo cựu chính khách Wilkerson, bằng cách đó, Mỹ tự dồn mình vào chân tường trong vấn đề Syria.
Chuyên gia cho rằng Mỹ đã “can thiệp” vào cuộc nội chiến ở Syria, khi cựu cố vấn cao cấp của tổng thống về chính sách đối ngoại Samantha Power và một loạt quan chức khác của Nhà Trắng đã thuyết phục được Tổng thống Obama rằng lý do duy nhất của cuộc khủng hoảng Syria là… tình hình hạn hán và hậu quả của việc nông dân Syria bỏ làng ra thành phố vì thiếu nước. Với chiêu bài "bảo vệ nhân quyền”, nhưng trong thực tế, một bộ phận trong tầng lớp thượng lưu ở Mỹ đã theo đuổi các mục tiêu hoàn toàn khác.
Ông Wilkerson cho biết: "Những người như Samantha Power nhận thấy đây là một cơ hội tốt để lật đổ Assad, người mà họ coi là một kẻ độc tài". Việc lật đổ Tổng thống Syria được lên kế hoạch theo “mô hình" lật đổ Tổng thống Mubarak ở Ai Cập. Nhưng phương án này đã không thực hiện được. Nếu như người Ai Cập căm ghét Tổng thống Hosni Mubarak và sự ra đi của ông ta chỉ là vấn đề thời gian, thì ngược lại, chính quyền Bashar al-Assad lại dựa vào sự hỗ trợ của các tầng lớp khác nhau trong xã hội Syria như quân đội, cộng đồng Alawite và các đại diện thế giới kinh doanh, đặc biệt là ở Damascus.
Ông Lawrence Wilkerson nói tiếp: “Không có bất cứ điều kiện thực tế nào cho thấy Assad sẽ ra đi trong tương lai gần. Mỹ đã tuyên bố rằng ông ta phải ra đi và như người ta thường nói, bây giờ Mỹ bị “nổ tung vì vấp phải mìn của chính mình”.
Ông cho rằng chính phủ Mỹ nên “lùi lại một bước” và thừa nhận chính sách của Nhà Trắng ở Syria là sai lầm và cần tập hợp tất cả các lực lượng chiến đấu chống cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo”.

Vì sao Nga dùng tên lửa hành trình tấn công IS ở Syria?

(Kiến Thức) - Với việc sử dụng tên lửa hành trình và chiến đấu cơ tiên tiến để không kích phiến quân IS, Nga đang gửi một thông điệp vượt ra ngoài biên giới Syria.

Trong một bài viết đăng trên trang mạng Al Jareeza, tác giả Justin Bronk - một nhà phân tích khoa học quân sự tại United Services Institute Royal - cho rằng việc Nga phóng 26 tên lửa hành trình tầm xa SS-N-30A Kalibr từ bốn tàu chiến ở Biển Caspea đánh trúng 11 mục tiêu tại Syria ngày 7/10 là một bước  leo thang trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin.
Không hề thua kém tên lửa Tomakawk

IS thổi bùng ngọn lửa xung đột ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Theo giới phân tích, nhiều khả năng phiến quân IS ở Syria đã vươn vòi bạch tuộc qua biên giới để thực hiện vụ đánh bom đẫm máu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến lược chống IS của Mỹ đã “thất bại hoàn toàn”

(Kiến Thức) - Ở nước Mỹ, người ta bắt đầu thừa nhận rằng chiến lược chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) mà Washington và đồng minh vạch ra đã "thất bại hoàn toàn".

Thượng nghị sĩ Mỹ Jeff Sessions (bang Alabama) nói: "Cần thừa nhận rằng đó là thất bại hoàn toàn. Đổ vỡ thực sự. Rất muốn không phải như vậy, nhưng đáng tiếc đó là sự thực”.
Chien luoc chong IS cua My da
TNS Jeff Sessions: Chiến lược chống IS của Mỹ đã "thất bại hoàn toàn".
Mặc dù đã đổ ra hàng triệu USD để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa”, nhưng theo Lầu Năm Góc, sự đóng góp của lực lượng này trong cuộc chiến chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) vẫn là vô cùng ít ỏi.