Tại sao tự vệ miền đông Ukraine có vũ khí liên minh NATO?

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Ukraine vừa thu giữ một số tên lửa phòng không vác vai của có nguồn gốc từ Ba Lan (thành viên NATO) từ quân tự vệ miền đông.

Tạp chí Jane’s Defence Weekly hôm 18/5 dẫn nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ukraine cho hay, lực lượng quân đội chính phủ Ukraine vừa thu giữ một số lượng không xác định tên lửa phòng không vác vai PZR Grom (Ba Lan sản xuất) từ lực lượng tự vệ miền đông.
Bộ quốc phòng Ukraine đã công bố hình ảnh về hệ thống tên lửa trên cùng ngày, được biết quân đội chính phủ đã kịp thời ngăn chặn một cuộc tấn công bằng tên lửa vào sân bay quân sự tại Kramatorsk thuộc khu vực Donetsk, miền đông Ukraine.
Hình ảnh về tên lửa phòng không Grom E2 do Ukraine công bố.
Hình ảnh về tên lửa phòng không Grom E2 do Ukraine công bố.
Một bức ảnh chụp cận cảnh quả tên lửa trên cho thấy dòng chữ ROM E2 - ký hiệu viết tắt của phiên bản mới nhất hệ thống tên lửa phòng không vác vai Grom E2. Ngoài lực lượng vũ trang Ba Lan, các hệ thống tên lửa phòng không Grom còn được xuất khẩu sang Gruzia, Indonesia, Peru và một đơn đặt hàng của Lithuania vào năm 2014.
Theo nhận định của quân đội chính phủ Ukraine thì rất khó có khả năng Ba Lan (nước thành viên NATO) cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai thân Nga. Hiện tại thì số tên lửa trên có thể xuất phát từ Gruzia, Ba Lan đã bán cho quân đội nước này tổng cộng 30 bệ phòng cùng với 100 tên lửa Grom vào năm 2008.
Trong xung đột ở Nam Ossetia 2008, quân đội Nga đã tịch thu được một số lượng lớn vũ khí từ quân đội Gruzia, trong đó có cả tên lửa phòng không Grom. Tuy không rõ số lượng tên lửa mà Nga thu được là bao nhiêu nhưng phía Ukraine vẫn để ngõ khả năng Nga đã đứng sau lưng hỗ trợ vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền đông nước này.
Ngoài ra, lực lượng vũ trang của Nga hoạt động tại Chechnya sau năm 2008 tuyên bố cũng thu giữ được các tên lửa phòng không cá nhân Grom từ tay phiến quân Chechnyan. Rất có thể số tên lửa trên cũng có nguồn gốc từ Gruzia, mặc dù thông tin trên vẫn chưa được xác minh.
Trong ảnh là các tên lửa phòng không Grom được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Trong ảnh là các tên lửa phòng không Grom được Quân đội Ba Lan sử dụng.
Có một điểm đặc biệt là trong các bức ảnh được Bộ quốc phòng Ukraine công bố thì tên lửa này tuy sử dụng các ống phóng Grom 2 nhưng lại mang các bộ phận của tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Nga (NATO định danh là SA-18). Điều này có thể hoàn toàn lý giải được nguồn gốc của số tên lửa kia xuất phát từ đâu.
Trong các chiến dịch tấn công vào các thành phố miền đông, Không quân Ukraine đã chịu tổn thất khá nặng nề bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa vác vai. Hôm 2/5, hai chiếc Mi-24 của quân đội chính phủ đã bị bắn hạ bởi quân tự vệ miền đông gần Slavyansk, cách 20 km về phía bắc của khu vực Kramatorsk nơi các tên lửa Grom-2 bị tịch thu.
Tên lửa phòng không tầm thấp vác vai Grom do Viện Công nghiệp Vũ khí, Đại học Công nghệ Quân sự WAT và Cục thiết kế rocket Skarzysko hợp tác thiết kế, chính thức sản xuất từ năm 1995. Toàn bộ hệ thống nặng 16,5kg với đạn tên lửa nặng 10,5kg, lắp đầu nổ nặng 1,27kg, đạt tầm bắn 5,5km, trần bay 3,5kg, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại.

Dàn tàu mặt nước, tàu ngầm hiện đại tại Cam Ranh

(Kiến Thức) - Quân cảng Cam Ranh ngày nay là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến mặt nước, tàu ngầm hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.
Quân cảng Cam Ranh hiện nay là nơi đóng quân của Lữ đoàn tàu chiến 162 và Lữ đoàn tàu ngầm 189. Trong đó, Lữ 162 là đơn vị được trang bị những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất hải quân Việt Nam gồm: tàu hộ vệ Gepard 3.9; tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BSP-500; tàu tuần tra cao tốc Svetlyak Project 10412.

Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.
Trong ảnh là 2 “vị vua” Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) thuộc lớp tàu Gepard 3.9 neo đậu tại Cam Ranh. Đây là những tàu chiến mạnh mẽ nhất của nước ta trang bị hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại, ngang hàng với tàu chiến các nước Đông Nam Á.

Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.
Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102m, thủy thủ đoàn 100 người.

Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không hiện đại với tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm thấp kết hợp Pantsir S1 cho phép tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa đến 20.000m. Ngoài ra, tàu Gepard 3.9 còn có 2 tổ hợp pháo phòng không cao tốc AK-630.

Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.
Hỏa lực chống tàu mặt nước của Gepard 3.9 gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran có tầm bắn 130km, đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 5.000 tấn.

Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.
 Trước đây, Lữ 162 được trang bị 2 tàu tấn công nhanh Project 1241.8 Molniya mang 16 tên lửa Kh-35 Uran-E. Tuy nhiên, năm 2013 thì 2 tàu này đã được chuyển về cho Lữ đoàn 167, vùng 2 Hải quân. Hiện tại, Lữ 162 ở Cam Ranh chỉ còn trang bị các tàu tấn công nhanh Project 1241RE có kích thước tương tự Molniya nhưng hỏa lực thì kém hơn một chút.

Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.
Tàu Project 1241RE được trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15M có tầm bắn 80km.

Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran.
Tàu tấn công nhanh BPS-500 do Việt Nam tự đóng, được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran. 

Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…
Cam Ranh cũng là “nhà” đội tàu tuần tra bờ biển hiện đại lớp Svetlyak Project 10412 do Nga sản xuất. Những chiếc tàu làm nhiệm vụ tuần tra bờ biển, hộ tống tàu, tìm kiếm cứu nạn…

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.
Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013-đầu 2014, Cam Ranh chính thức trở thành "nhà" của tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là cầu cảng chính của Lữ đoàn tàu ngầm 189 với 2 tàu HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP HCM.

Lộ vũ khí hạ “xe tăng bay” Mi-24 của Ukraine ở Slavyansk

(Kiến Thức) - Theo Jane's, 2 trực thăng tấn công Mi-24 của Ukraine đã bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không vác vai Igla do Nga chế tạo.

Biến động chính trị tại Ukraine tiếp tục leo thang theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Hai trực thăng tấn công Mi-24 Hind của Không quân  Ukraine đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) trong chiến dịch tấn công vào thành phố Slavyansk trong tuần vừa rồi.

Theo báo cáo ban đầu được công bố bởi Bộ Quốc phòng Ukraine, cả hai trực thăng Mi-24 đều bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không vác vai trong khi đó một trực thăng vận tải Mi-8 Hip cũng bị hư hại do hỏa lực mặt đất (có thể là súng máy hạng nặng).