Tại sao Quân đội Trung Quốc giải tán 5 tập đoàn quân?

(Kiến Thức) - Quân đội Trung Quốc mới đây bất ngờ điều chỉnh rút gọn từ 18 tập đoàn quân xuống chỉ còn 13 và thành lập Bộ tư lệnh Lục quân.

Đại tá Dương Vũ – Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Quân ủy Trung ương Trung Quốc ngày 27/4 đã đưa ra quyết định, trên cơ sở 18 Tập đoàn quân hiện có trong biên chế Quân đội Trung Quốc, điều chỉnh thành lập mới 13 Tập đoàn quân thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân, phiên hiệu lần lượt là: 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 và 83.
Tai sao Quan doi Trung Quoc giai tan 5 tap doan quan?
 Sơ đồ Chiến trường tác chiến của Trung Quốc. Ảnh: Takungpao.com
Mục đích việc điều chỉnh các Tập đoàn quân
Các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh các Tập đoàn quân của Quân đội Trung Quốc có liên quan chặt chẽ tới việc mở rộng yêu cầu chiến lược và nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng lục quân trong thời gian tới.
Cụ thể có thể xuất phát bởi một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Phù hợp với những thay đổi của yêu cầu chiến lược quốc gia Trung Quốc: Các chuyên gia cho rằng, sau khi Trung Quốc công bố quyết định thành lập các chiến trường tác chiến, đặc biệt là việc thành lập quân chủng Lục quân, đưa Lục quân lên vị trí ngang hàng với Hải quân và Không quân thay vì chịu sự chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu như trước đây, thì việc điều chỉnh lại tổ chức các Tập đoàn quân được xác định là ưu tiên hàng đầu nhằm phù hợp với cơ chế chỉ huy và yêu cầu nhiêm vụ mới.
Tai sao Quan doi Trung Quoc giai tan 5 tap doan quan?-Hinh-2
Lục quân Trung Quốc. Ảnh: Tuxi.com
- Tinh giảm biên chế và đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng: Mục tiêu thành lập cơ chế chỉ huy, lãnh đạo độc lập đối với lực lượng lục quân không phải là làm giảm vai trò của lục quân mà là tăng cường tính hợp lý trong quan hệ chỉ huy lãnh đạo. Việc tổ chức lại 18 Tập đoàn quân thành 13 Tập đoàn quân sẽ giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu tinh giảm 300.000 quân nhưng vẫn bảo đảm được năng lực tác chiến.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực tác chiến: Việc thu gọn 18 Tập đoàn quân sẽ giúp Quân đội Trung Quốc tập trung được nhiều nguồn lực hơn cho 13 Tập đoàn quân mới thành lập. Như vậy đồng nghĩa với việc lực lượng mới này sẽ được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn, cơ chế chỉ huy tinh gọn hơn, quy trình ra quyết sách cũng nhanh hơn và linh hoạt hơn so với trước đây.
Biên chế mới của các chiến trường tác chiến
Đầu năm 2016, Trung Quốc bắt đầu chương trình điều chỉnh cơ cấu quân đội. Theo đó, 18 Tập đoàn quân trước đây trực thuộc 7 Đại quân khu đã được tổ chức lại biên chế trực thuộc 5 Chiến trường tác chiến, cụ thể: Tập đoàn quân số 1, 12, 31 trực thuộc Chiến trường Miền Đông; Tập đoàn quân số 14, 41,42 trực thuộc Chiến trường Miền Nam; Tập đoàn quân số 13, 21, 47 trực thuộc Chiến trường Miền Tây; Tập đoàn quân số 16, 26, 39, 40 trực thuộc Chiến trường Miền Bắc; Tập đoàn quân số 20, 27, 38, 54, 65 trực thuộc Chiến trường Trung Tâm.
Tai sao Quan doi Trung Quoc giai tan 5 tap doan quan?-Hinh-3
 Lục quân Trung Quốc. Ảnh: Tuxi.com
Như vậy, trong lần cải cách này Trung Quốc đã giải tán 5 Tập đoàn quân bao gồm: Tập đoàn quân số 14, 20, 27, 40 và 47.
Theo đó, 13 Tập đoàn quân mới sẽ chịu sự quản lý của Bộ Tư lệnh Lục quân, biên chế cụ thể tại các chiến trường như sau: Tập đoàn quân số 71, 72, 73 chịu sự quản lý của Chiến trường Miền Đông; Tập đoàn quân số 74, 75 chịu sự quản lý của Chiến trường Miền Nam; Tập đoàn quân số 76, 77 chịu sự quản lý của Chiến trường Miền Tây; Tập đoàn quân số 78, 79, 80 chịu sự quản lý của Chiến trường Miền Bắc; Tập đoàn quân số 81, 82, 83 chịu sự quản lý của Chiến trường Trung Tâm.

Bí ẩn xe thiết giáp mới của Quân đội Trung Quốc

(Kiến Thức) - Mạng quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh về một loại xe thiết giáp bí ẩn được cho là xe chiến đấu bộ binh mới của nước này.

Military Informant dẫn nguồn tin mạng quốc phòng Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc dường như đang phát triển một loại xe thiết giáp mới. Hình ảnh về xe thiết giáp mới xuất hiện trên trang mạng defence-blog. Bức ảnh có độ phân giải khá thấp và được chụp tại một địa điểm không xác định.

Một số nguồn tin cho rằng đây là loại xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới của Trung Quốc. Dựa vào quan sát hình ảnh, các chuyên gia quân sự nhận định, phương tiện chiến đấu mới được trang bị tháp pháo 40 mm. Tháp pháo bố trí ở phía sau và khoang động cơ ở phía trước.

Kinh dị xe tăng 2 nòng cực độc trong chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Nhằm đối phó với mối đe dọa từ tăng Liên Xô, người Đức đã cố gắng tạo ra một chiếc xe tăng VT 2 nòng pháo “độc nhất vô nhị” thế nhưng…

Kinh di xe tang 2 nong cuc doc trong chien tranh Lanh
 Những năm 1960-1970, đứng trước tình hình Liên Xô sản xuất số lượng khổng lồ tới hàng nghìn chiếc tăng T-62, T-72 có khả năng chịu được phát bắn trực diện từ pháo tự hành chống tăng Kanonenjagdanpanzerand 90mm hay phát bắn của xe tăng Leopard 1 đã khiến Quân đội Đức đứng ngồi không yên. Họ nhanh chóng quyết định phải phát triển một loại xe tăng đủ sức tiêu diệt các thế hệ tăng Liên Xô. Đó là tiền đề cho sự ra đời của mẫu xe tăng VT độc đáo nhất chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: WTS