Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tại sao Nga phải “lùng diệt” tên lửa đạn đạo Tochka-U của Ukraine?

22/03/2022 13:45

Quân đội Nga hôm thứ 18/3 đã phá hủy các bệ phóng của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U của Ukraine bằng tên lửa Iskanders.

Tiến Minh

Quân đội Nga bắt đầu dùng “siêu vũ khí”, Mỹ bất ngờ có thương vong

Xung đột Nga - Ukraine: Giải pháp dễ nhất cho các bên là đàm phán!

Quân đội Nga chuyển từ mục tiêu chiến thuật sang chiến lược

Không quân Nga xóa sổ Lữ đoàn 79 của Ukraine tại Nikolaev

Ngày 19/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết: “Vào đêm 18/3, từ vùng ngoại ô đông nam của Zaporozhye (do Kiev kiểm soát), Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U mang đầu đạn chùm, bắn trúng khu dân cư ở thành phố Melitopol, gây nhiều thương vong cho dân thường”.
Ngày 19/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết: “Vào đêm 18/3, từ vùng ngoại ô đông nam của Zaporozhye (do Kiev kiểm soát), Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U mang đầu đạn chùm, bắn trúng khu dân cư ở thành phố Melitopol, gây nhiều thương vong cho dân thường”.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, quân đội Nga đã dò được tọa độ phóng tên lửa đạn đạo của Ukraine. Để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo, họ đã phá hủy hai hệ thống phóng Tochka-U bằng hai tên lửa chiến thuật Iskander.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm, quân đội Nga đã dò được tọa độ phóng tên lửa đạn đạo của Ukraine. Để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo, họ đã phá hủy hai hệ thống phóng Tochka-U bằng hai tên lửa chiến thuật Iskander.
Trận địa phóng tên lửa Tochka-U của Ukraine, được đặt tại khu vực sân bay Zaporozhye. Cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander, không chỉ phá hủy Tochka-U mà còn phá hủy các kho đạn xung quanh, nơi có thể chứa các tên lửa Tochka-U khác.
Trận địa phóng tên lửa Tochka-U của Ukraine, được đặt tại khu vực sân bay Zaporozhye. Cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander, không chỉ phá hủy Tochka-U mà còn phá hủy các kho đạn xung quanh, nơi có thể chứa các tên lửa Tochka-U khác.
Trước đó vào ngày 25/2, Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa Tochka-U tấn công một căn cứ không quân của Nga, đánh dấu lần đầu tiên Kyiv tiến hành một hành động quân sự tấn công bên ngoài biên giới quốc gia, kể từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 1991.
Trước đó vào ngày 25/2, Quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa Tochka-U tấn công một căn cứ không quân của Nga, đánh dấu lần đầu tiên Kyiv tiến hành một hành động quân sự tấn công bên ngoài biên giới quốc gia, kể từ khi nước này tuyên bố độc lập năm 1991.
Theo các thông tin, căn cứ không quân Millerovo của Nga đã trúng một số tên lửa đạn đạo Tochka-U của phía Ukraine, phá hủy ít nhất một máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM của Trung đoàn không quân tiêm kích Cận vệ 31 trên khu vực bãi đậu.
Theo các thông tin, căn cứ không quân Millerovo của Nga đã trúng một số tên lửa đạn đạo Tochka-U của phía Ukraine, phá hủy ít nhất một máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM của Trung đoàn không quân tiêm kích Cận vệ 31 trên khu vực bãi đậu.
Chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov phân tích, tên lửa Tochka-U sử dụng nhiên liệu rắn, nên thời gian chuẩn bị bắn rất nhanh, lại sử dụng bệ phóng di động, nên thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”, nên giữ bí mật tốt. Bên cạnh đó, mức độ chính xác của Tochka-U cao hơn tên lửa Scud rất nhiều; vì vậy, có thể coi Tochka-U là vũ khí chiến lược của Ukraine.
Chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov phân tích, tên lửa Tochka-U sử dụng nhiên liệu rắn, nên thời gian chuẩn bị bắn rất nhanh, lại sử dụng bệ phóng di động, nên thực hiện chiến thuật “bắn và chạy”, nên giữ bí mật tốt. Bên cạnh đó, mức độ chính xác của Tochka-U cao hơn tên lửa Scud rất nhiều; vì vậy, có thể coi Tochka-U là vũ khí chiến lược của Ukraine.
Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka có thể gọi là "ông tổ" của tổ hợp Iskander, được quân đội Liên Xô đưa vào biên chế chiến đấu vào năm 1975. Tên lửa Tochka-U có thể mang đầu đạn hạt nhân; ban đầu, tầm bắn là 120 km, nhưng sau đó đã được tăng dần lên 500 km.
Hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka có thể gọi là "ông tổ" của tổ hợp Iskander, được quân đội Liên Xô đưa vào biên chế chiến đấu vào năm 1975. Tên lửa Tochka-U có thể mang đầu đạn hạt nhân; ban đầu, tầm bắn là 120 km, nhưng sau đó đã được tăng dần lên 500 km.
Trong Quân đội Liên Xô, tên lửa Tochka-U biên chế các lữ đoàn tên lửa chiến thuật. Cho đến ngày 13/3/2022, trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đã có từ 14 đến 16 tên lửa loại này của Ukraine đã bị bắn hạ, trong đó có hai tên lửa bị bắn rơi trên lãnh thổ Nga.
Trong Quân đội Liên Xô, tên lửa Tochka-U biên chế các lữ đoàn tên lửa chiến thuật. Cho đến ngày 13/3/2022, trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đã có từ 14 đến 16 tên lửa loại này của Ukraine đã bị bắn hạ, trong đó có hai tên lửa bị bắn rơi trên lãnh thổ Nga.
Tên lửa Tochka có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn, bao gồm đạn nổ phân mảnh cao, đạn chùm và đạn hạt nhân. Đạn chùm của tên lửa Tochka-U chứa 50 đầu đạn con phân mảnh, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực và các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.
Tên lửa Tochka có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn, bao gồm đạn nổ phân mảnh cao, đạn chùm và đạn hạt nhân. Đạn chùm của tên lửa Tochka-U chứa 50 đầu đạn con phân mảnh, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực và các phương tiện bọc thép hạng nhẹ.
Chuyên gia Knutov cho biết: “Trước khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Ukraine có khoảng 800 tên lửa và 90 bệ phóng cho các tổ hợp Tochka-U; đây là vũ khí tiến công tầm xa nguy hiểm nhất của Quân đội Ukraine”.
Chuyên gia Knutov cho biết: “Trước khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Quân đội Ukraine có khoảng 800 tên lửa và 90 bệ phóng cho các tổ hợp Tochka-U; đây là vũ khí tiến công tầm xa nguy hiểm nhất của Quân đội Ukraine”.
“Do đó, Quân đội Nga phải đối mặt với nhiệm vụ vô hiệu hóa hoặc phá hủy số tên lửa nguy hiểm này”. Trên thực tế, việc này đã được thực hiện tương đối thành công, bởi các loại tên lửa “cháu” của Tochka-U là Iskander.
“Do đó, Quân đội Nga phải đối mặt với nhiệm vụ vô hiệu hóa hoặc phá hủy số tên lửa nguy hiểm này”. Trên thực tế, việc này đã được thực hiện tương đối thành công, bởi các loại tên lửa “cháu” của Tochka-U là Iskander.
Chuyên gia quân sự Knutov cho biết, để phát hiện những bệ phóng của tên lửa Tochka-U, các máy bay không người lái hoặc có người lái của Nga hoặc các nhóm trinh sát mặt đất, hoặc trinh sát vệ tinh, đã cố gắng phát hiện loại vũ khí nguy hiểm này của phía Ukraine.
Chuyên gia quân sự Knutov cho biết, để phát hiện những bệ phóng của tên lửa Tochka-U, các máy bay không người lái hoặc có người lái của Nga hoặc các nhóm trinh sát mặt đất, hoặc trinh sát vệ tinh, đã cố gắng phát hiện loại vũ khí nguy hiểm này của phía Ukraine.
Khi phát hiện những bệ phóng hoặc các vị trí của kho tên lửa Tochka-U, các thông tin được báo về theo thời gian thực; và ngay lập tức, Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander để phá hủy.
Khi phát hiện những bệ phóng hoặc các vị trí của kho tên lửa Tochka-U, các thông tin được báo về theo thời gian thực; và ngay lập tức, Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander để phá hủy.
Cuộc tấn công phá hủy hệ thống Tochka-U của Ukraine gần Melitopol là trường hợp chính thức đầu tiên, được xác nhận về việc sử dụng tên lửa Iskanders, mặc dù những tên lửa này đã được Nga sử dụng, trong chiến dịch ở Ukraine trước đó.
Cuộc tấn công phá hủy hệ thống Tochka-U của Ukraine gần Melitopol là trường hợp chính thức đầu tiên, được xác nhận về việc sử dụng tên lửa Iskanders, mặc dù những tên lửa này đã được Nga sử dụng, trong chiến dịch ở Ukraine trước đó.
Theo các chuyên gia, cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Iskander của Nga, là một minh chứng khác cho thấy, những vũ khí tấn công chính xác tầm xa, đóng một vai trò quyết định trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo các chuyên gia, cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Iskander của Nga, là một minh chứng khác cho thấy, những vũ khí tấn công chính xác tầm xa, đóng một vai trò quyết định trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Theo thông tin của Quân đội Nga, sau 4 tuần tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đến thời điểm hiện tại, các tổ hợp tên lửa Tochka-U của Ukraine, đã không còn hoạt động. Rất có thể, chiến dịch “lùng diệt” những kho đạn và các xe phóng tên lửa Tochka-U của Nga, bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Theo thông tin của Quân đội Nga, sau 4 tuần tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đến thời điểm hiện tại, các tổ hợp tên lửa Tochka-U của Ukraine, đã không còn hoạt động. Rất có thể, chiến dịch “lùng diệt” những kho đạn và các xe phóng tên lửa Tochka-U của Nga, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status