Tài chính Shinhan Việt Nam lỗ kỷ lục hơn 460 tỷ đồng

Mới đây, Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa có báo cáo về tình hình tài chính trong năm 2023 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, năm 2023, Shinhan Finance báo lỗ sau thuế hơn 462,7 tỷ đồng trong khi năm 2022 lãi hơn 312 tỷ đồng. Trước đó Shinhan Finance kinh doanh có lãi nhiều năm liên tiếp, trong đó năm 2019 lãi sau thuế đạt hơn 359 tỷ, năm 2020 lãi hơn 384 tỷ, năm 2021 hơn 234 tỷ và năm 2022 đạt 312 tỷ. Vốn chủ sở hữu giảm từ 2.912 tỷ đồng (năm 2022) về hơn 2.449 tỷ đồng (năm 2023).
Tai chinh Shinhan Viet Nam lo ky luc hon 460 ty dong
Shinhan Finance lỗ kỷ lục  
Đây là khoản lỗ đầu tiên kể từ khi Shinhan Card đến từ Hàn Quốc mua lại Prudential Finance với giá trị thương vụ ước tính 151 triệu USD và ra mắt thương hiệu Shinhan Finance tại thị trường Việt Nam vào năm 2019. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục của công ty này kể từ khi bước chân vào thị trường cho vay tiêu dùng.
Dù nợ phải trả giảm hơn 100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm nhưng do vốn chủ sở hữu của công ty tài chính này sụt giảm mạnh khiến Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ mức 2,25 lần (tương ứng 9.465 tỷ đồng) hồi đầu năm, lên 3,82 lần (tương ứng 9.357 tỷ đồng) vào thời điểm cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ trái phiếu của Shinhan Finance trong năm qua gần như đi ngang ở mức 1.000 tỷ đồng.
Với khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng ghi nhận trong năm 2023, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Shinhan Finance từ dương 11,33% thành âm 17,26%.
Tổng tài sản của Shinhan Finance vào cuối năm 2023 ước tính đạt 11.808 tỷ đồng, giảm 4,6% so với đầu năm. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn theo quy định pháp luật cũng giảm từ 26,16% hồi đầu năm xuống 21,41%.
Trước đó, Shinhan Finance báo lãi 234,3 tỷ đồng trong năm 2021 (ROE là 9,44%), công ty tài chính này báo lãi tăng trưởng trong năm 2022 đạt 312,2 tỷ đồng (ROE là 11,33%).
Hiện công ty tài chính này đang lưu hành duy nhất lô trái phiếu BONDS2024, với giá trị 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào ngày 10/10/2019. Như vậy, lô trái phiếu này sẽ đến ngày đáo hạn vào ngày 10/10 tới đây.
Đây là lô trái phiếu được Shinhan Finance phát hành tại thị trường trong nước, với khối lượng 1.000 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, giá trị phát hành tương ứng 1.000 tỷ đồng, với lãi suất 6,95%/năm.
Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu này là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Được biết, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Shinhan Việt Nam được thành lập vào tháng 04/2007 (tiền thân là Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam - Prudential Finance, công ty này chính thức hoạt động dưới thương hiệu Shinhan Finance từ tháng 07/2019), vốn điều lệ hiện tại là 615 tỷ đồng. Trụ sở chính của công ty tài chính này đặt tại Tầng 17 và Tầng 23, tòa nhà TTTM Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
Shinhan Finance hiện là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn nước ngoài, thành viên của Shinhan Card (Hàn Quốc).

Những ngân hàng 'mạnh tay' chi 20 - 30% cổ tức năm 2024

(Vietnamdaily) - Hết ngày 6/4, 11 ngân hàng công bố kế hoạch trả cổ tức và mức thưởng trong năm 2024. Dự kiến, chi trả cổ tức cao, với tỷ lệ lên đến 30%.
 

Dẫn đầu là Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), với tổng tỷ lệ chi trả là 115%. Theo đó, ngân hàng sẽ dành hơn 5.283 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối để chia cổ tức tiền mặt năm 2023, với tỷ lệ là 15%/cổ phiếu (1.500 đồng/CP). Thời gian thực hiện trong Q2 hoặc Q3/2024.

Bên cạnh đó, HĐQT Techcombank cũng trình phương án tăng vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu để chi thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 100%. Nếu Đại hội đồng cổ đông thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn 10 năm Techcombank chia cổ tức bằng tiền mặt và lần đầu tiên sau 5 năm chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Đứng thứ hai là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MBS). Ngân hàng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ lên 26.000 tỷ đồng, thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, hoàn thành trong 2024. Như vậy, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu MSB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 30 cổ phiếu mới.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tổ chức ngày 2/4, VIB đã thông qua kế hoạch chia cổ tức với tổng tỷ lệ là 29,5% vốn điều lệ, gồm 12,5% cổ tức tiền mặt và 17% cổ phiếu thưởng. Riêng cổ tức tiền mặt, tháng 2/2024 VIB đã tạm ứng cho cổ đông với tỷ lệ 6% và sẽ trả tiếp tỷ lệ 6,5% trong thời gian tới. Tổng tiền sử dụng để chi trả cổ tức tiền mặt là 3.171 tỷ đồng.

ACB là ngân hàng tiếp theo trích hơn 9.700 tỷ đồng để chia cổ tức với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 38.866 tỷ đồng lên 44.666 tỷ đồng. ACB dự kiến hoàn thành kế hoạch này trong Q3/2024.

Ngày 26/4 tới đây, HDBank cũng sẽ trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó gồm 10% tiền mặt, 15% cổ phiếu. HDBank là ngân hàng có truyền thống chia cổ tức cao đều đặn hằng năm và kéo dài chính sách này trong suốt 10 năm qua.

Nhung ngan hang 'manh tay' chi 20 - 30% co tuc nam 2024-Hinh-2
Kế hoạch chi cổ tức và mức thưởng năm 2024 của các ngân

Làn sóng nhà đầu tư mới đổ bộ thị trường chứng khoán

(Vietnamdaily) - Tháng 3 chứng kiến sự bùng nổ số lượng tài khoản chứng khoán mới được mở, với hơn 163.500 tài khoản cá nhân, tăng 44,5% so với cùng kỳ và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2023.

Khác với số lượng người dùng cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức chỉ tăng thêm 97 tài khoản. Tính đến cuối tháng 3/2024, Việt Nam có hơn 7,6 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân, tương đương khoảng 7,6% dân số. Điều này góp phần thúc đẩy giá trị giao dịch trung bình hàng ngày lên mức cao kỷ lục 26,7 nghìn tỷ đồng, đạt đỉnh kể từ tháng 1/2022.
Lan song nha dau tu moi do bo thi truong chung khoan
 Nguồn: VnEconomy