![]() |
![]() |
Theo đó, SeABank sẽ phát hành 295,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, phát hành 118,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ vốn chủ sở hữu và còn chào bán riêng lẻ 94,6 triệu cổ phiếu. Các đợt phát hành này sẽ được thực hiện trong quý 2 và 3/2023.
Còn phát hành ESOP 42 triệu cổ phiếu sẽ được SeABank phát hành vào quý 3 và 4 ngay sau khi hoàn thành các đợt phát hành trên.
Giao dịch theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trong thời gian từ ngày 19/9 đến 18/10. Nếu giao dịch thành công, bà Quỳnh sẽ giảm nắm giữ tại SSB từ 7,46 triệu cổ phiếu (0,3%) xuống còn 4,72 triệu cổ phiếu (0,19%).
Trước đó, hai Phó Tổng giám đốc của SeABank cũng đã bán bớt cổ phiếu SSB trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tuấn Cường đã bán 77.300 cổ phiếu SSB trong thời gian từ 16/8 đến 8/9 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Cường giảm nắm giữ tại SSB từ 2,62 triệu cổ phiếu (0,1%) xuống còn 2,55 triệu cổ phiếu (0,1%).
Trong thời gian từ 25/8 đến 12/9, Phó Tổng giám đốc Trần Thị Thanh Thuỷ cũng đã bán 26.800 cổ phiếu, giảm sở hữu xuống mức 835.853 cổ phiếu SSB (0,034%).
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay lại phát hành tín phiếu trên kênh hoạt động thị trường mở kể từ tháng 3/2023 và đã phát hành tổng cộng 70 nghìn tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày trong 5 ngày làm việc liên tiếp.
Khối lượng phát hành ban đầu ở mức vừa phải với 10 nghìn tỷ đồng mỗi ngày cho 3 phiên đầu tiên, sau đó tăng lên 20 nghìn tỷ đồng trong 2 phiên gần nhất.
Trên thực tế, khối lượng này vẫn chưa có quá nhiều sự đột biến và vẫn trong tầm kiểm soát nếu so với mức thanh khoản trung bình hàng ngày trên thị trường liên ngân hàng là vào khoảng 200 nghìn tỷ đồng/phiên.
Cơ chế đấu thầu lãi suất được sử dụng và lãi suất trúng thầu ở mức tương đối thấp, trong khoảng từ 0,49% đến 0,69% cho kỳ hạn 28 ngày. Số lượng thành viên tham gia đấu thầu đã cải thiện từ 2/17 thành viên trong phiên đầu tiên lên đến 9/12 thành viên trong phiên ngày hôm qua.