Khuyến nghị mua TLG với giá 49.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) đã báo cáo KQKD quý 4/2020 với doanh thu đạt 747 tỷ đồng (- 21% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 94 tỷ đồng (-1% YoY).
Theo cơ sở hàng quý (QoQ), LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2020 giảm 26% so với quý 3/2020 - mùa cao điểm bán hàng của TLG. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp quý 4/2020 của TLG duy trì ở mức cao là 42,4% so với mức 43,9% trong quý 3/2020 và 35,8% trong quý 4/2019, giúp lợi nhuận quý 4/2020 đi ngang so với cùng kỳ năm trước.
VCSC cho rằng TLG đã chốt được một lượng lớn nhựa nguyên liệu đầu vào giá rẻ trong quý 2 và quý 3/2020, nhờ đó giúp mở rộng biên lợi nhuận khi sản lượng bán tăng trong quý 3 và quý 4/2020. Năm 2020, TLG ghi nhận doanh thu đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (-18% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 240 tỷ đồng (-31% YoY).
Khi KQKD này vượt lần lượt 6% và 17% so với kỳ vọng, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo năm 2021 cho TLG như đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, TLG [MUA +44,3%] - KQKD quý 3/2020 cho thấy đà phục hồi trong năm 2021, ngày 13/11/2020, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Tuy nhiên, VCSC lưu ý rằng giá nhựa đã tăng trở lại trong thời gian gần đây, từ đó hạn chế khả năng gia tăng biên lợi nhuận của TLG trong năm 2021.
VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu TLG với giá mục tiêu 49.000 đồng/cp.
|
Chú ý cổ phiếu nào phiên 5/2? |
Ngưỡng hỗ trợ của FPT nằm tại ngưỡng 70.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): FPT tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 năm ngoái cho đến nay và phiên 4/2 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FPT nằm tại khu vực xung quanh 70.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 82, cắt lỗ nếu ngưỡng 63.4 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 76.500 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP FPT (FPT) công bố KQKD năm 2020 sơ bộ với doanh thu đạt 29,8 nghìn tỷ đồng (+8% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+13% YoY) – LNST sau lợi ích CĐTS vượt 2% so với dự báo.
KQKD năm 2020 chủ yếu đến từ 3 mảng kinh doanh cốt lõi của FPT: Xuất khẩu Phần mềm (XKPM), Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục. KQKD này cho thấy LNST sau lợi ích CĐTS tăng 30% YoY trong quý 4/2020 so với mức 7% YoY trong 9 tháng năm 2020, VCSC cho rằng diễn biến này một phần đến từ tăng trưởng doanh thu mảng XKPM tăng tốc và mức cơ sở lợi nhuận thấp trong quý 4/2019.
VCSC lưu ý rằng trong năm 2019, biên LNTT mảng XKPM giảm trong quý 4 do sự phân bổ không đồng đều của chi phí thưởng cho nhân viên CNTT giữa các quý, trường hợp này không lặp lại trong năm 2020.
LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của FPT vượt kỳ vọng nhờ mảng công nghệ (bao gồm XKPM và CNTT trong nước) và mảng giáo dục.
Doanh thu +11%, LNTT +14% YoY khi đóng góp lớn hơn của dịch vụ Chuyển đổi số (DX) thúc đẩy biên lợi nhuận trong khi tăng trưởng doanh thu quý 4 cải thiện so với quý trước (QoQ).
Doanh thu mảng DX tăng mạnh 31% YoY trong năm 2020, chiếm 27% tổng doanh thu mảng XKPM so với mức 23% trong năm 2019. Nhờ đóng góp lớn hơn của mảng DX và năng suất lao động cao hơn, biên LNTT của mảng XKPM tăng 50 điểm cơ bản YoY đạt 16,4% trong năm 2020. T
rong khi đó, theo ước tính, tăng trưởng doanh thu mảng XKPM đạt 11% trong quý 4/2020, so với mức đáy 4% trong quý 3/2020, VCSC cho rằng mức tăng này đến từ sự phục hồi của chi tiêu CNTT toàn cầu và tiến độ triển khai dự án của FPT.
Ngoài ra, giá trị hợp đồng ký mới tăng 23% YoY, đạt 13,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2020. Đáng chú ý, số lượng hợp động có giá trị từ 1 triệu USD và số khách hàng có giá trị từ 500.000 USD trở lên của FPT cũng tăng lần lượt 38% YoY và 19% YoY trong năm 2020.
Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 76.500 đồng/cp.