Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Sức mạnh cường kích A-10C Mỹ dự triển lãm quốc phòng Việt Nam

18/12/2024 12:00

Không quân Mỹ triển khai cường kích nổi tiếng A-10C, cùng vận tải cơ C-130J để tham dự triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Cường kích A-10 Mỹ bất ngờ tấn công dữ dội Quân đội Syria

Lý do cường kích 50 năm tuổi của Mỹ chưa hẹn ngày về hưu

"Ngựa thồ" C130, cường kích A10 của Mỹ đã tới Sân bay Gia Lâm

Mỹ bất ngờ điều cường kích A-10 Thunderbolt II đến Đông Nam Á

Hai đại diện của Mỹ là cường kích A-10C và vận tải cơ C-130J đã tới Việt Nam để tham dự triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Hai đại diện của Mỹ là cường kích A-10C và vận tải cơ C-130J đã tới Việt Nam để tham dự triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Những chiếc máy bay này chiều 15/12 hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội, chuẩn bị tham gia khu trưng bày ngoài trời tại triển lãm. Đây là lần đầu quân đội Mỹ cử chiến đấu cơ đến tham dự triển lãm quốc phòng tại Việt Nam.
Những chiếc máy bay này chiều 15/12 hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, TP Hà Nội, chuẩn bị tham gia khu trưng bày ngoài trời tại triển lãm. Đây là lần đầu quân đội Mỹ cử chiến đấu cơ đến tham dự triển lãm quốc phòng tại Việt Nam.
Hai chiếc A-10C thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 25, đóng quân tại căn cứ Osan ở Hàn Quốc.
Hai chiếc A-10C thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích số 25, đóng quân tại căn cứ Osan ở Hàn Quốc.
Máy bay lắp thùng dầu phụ dưới thân, cùng hai thùng chứa hàng và tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening dưới cánh.
Máy bay lắp thùng dầu phụ dưới thân, cùng hai thùng chứa hàng và tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening dưới cánh.
A-10 là cường kích do hãng Fairchild Republic phát triển từ đầu thập niên 1960 để thay thế dòng A-1 Skyraider, đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 1977.
A-10 là cường kích do hãng Fairchild Republic phát triển từ đầu thập niên 1960 để thay thế dòng A-1 Skyraider, đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 1977.
Định danh của không quân Mỹ đặt cho A-10 là "Thunderbolt II" (Tia chớp II). Đây là một trong những loại máy bay cường kích đáng sợ nhất trên thế giới.
Định danh của không quân Mỹ đặt cho A-10 là "Thunderbolt II" (Tia chớp II). Đây là một trong những loại máy bay cường kích đáng sợ nhất trên thế giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng sức mạnh của A-10 thậm chí còn vượt "xe tăng bay" Su-25 của Nga.
Nhiều chuyên gia cho rằng sức mạnh của A-10 thậm chí còn vượt "xe tăng bay" Su-25 của Nga.
Quá trình sản xuất A-10 kéo dài từ năm 1972 tới năm 1984 thì kết thúc với hơn 700 chiếc được hoàn thiện.
Quá trình sản xuất A-10 kéo dài từ năm 1972 tới năm 1984 thì kết thúc với hơn 700 chiếc được hoàn thiện.
Khác với nhiều loại máy bay được các nước đồng minh sử dụng như F-15, F-16, F-18, hiện nay chỉ có duy nhất không quân Mỹ đang vận hành những chiếc cường kích này.
Khác với nhiều loại máy bay được các nước đồng minh sử dụng như F-15, F-16, F-18, hiện nay chỉ có duy nhất không quân Mỹ đang vận hành những chiếc cường kích này.
Loại cường kích này nổi tiếng với khả năng yểm trợ chính xác, bọc thép tốt, mang được tới tối đa 7,2 tấn vũ khí tổng cộng bao gồm pháo, tên lửa, rocket và các loại bom.
Loại cường kích này nổi tiếng với khả năng yểm trợ chính xác, bọc thép tốt, mang được tới tối đa 7,2 tấn vũ khí tổng cộng bao gồm pháo, tên lửa, rocket và các loại bom.
Trong số đó khẩu pháo nòng xoay GAU-8/A cỡ nòng 30mm là một trong những vũ khí đáng sợ nhất.
Trong số đó khẩu pháo nòng xoay GAU-8/A cỡ nòng 30mm là một trong những vũ khí đáng sợ nhất.
Khẩu pháo 7 nòng này có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 3.900 viên mỗi phút. Tầm bắn hiệu quả lên tới 3.600 m.
Khẩu pháo 7 nòng này có khả năng bắn với tốc độ tối đa lên tới 3.900 viên mỗi phút. Tầm bắn hiệu quả lên tới 3.600 m.
Pháo của A-10 sử dụng cỡ đạn 30x173mm đủ khả năng tấn công cả xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh hay thậm chí là xe tăng đối phương.
Pháo của A-10 sử dụng cỡ đạn 30x173mm đủ khả năng tấn công cả xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh hay thậm chí là xe tăng đối phương.
A-10 có khả năng mang một số lượng lớn tên lửa chống tăng như Hellfire, hay tên lửa không đối đất AGM-65.
A-10 có khả năng mang một số lượng lớn tên lửa chống tăng như Hellfire, hay tên lửa không đối đất AGM-65.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần.
Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm. Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm. Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó.
Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái. Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn.
Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái. Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn.
Có được khả năng này nhờ buồng lái của A-10 được bọc 1 lớp titan dày gần 4 cm giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực phòng không từ mặt đất.
Có được khả năng này nhờ buồng lái của A-10 được bọc 1 lớp titan dày gần 4 cm giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực phòng không từ mặt đất.
Năm 2015, một chiếc A-10 đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7 từ các tay súng IS, trong cuộc không kích vào một căn cứ địa của IS gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq, tuy nhiên không hiểu bằng cách nào nó vẫn lết về được căn cứ và phi công bình an vô sự.
Năm 2015, một chiếc A-10 đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7 từ các tay súng IS, trong cuộc không kích vào một căn cứ địa của IS gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq, tuy nhiên không hiểu bằng cách nào nó vẫn lết về được căn cứ và phi công bình an vô sự.
Chính nhờ khả năng sống dai này mà A-10 tiếp tục tung ra những đòn vũ bão vào khủng bố IS trong cuộc chiến chống lực lượng này của Mỹ tại chiến trường Syria và Iraq trong những năm vừa qua.
Chính nhờ khả năng sống dai này mà A-10 tiếp tục tung ra những đòn vũ bão vào khủng bố IS trong cuộc chiến chống lực lượng này của Mỹ tại chiến trường Syria và Iraq trong những năm vừa qua.
Dù vậy, A-10 cũng tồn tại một số điểm yếu như tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, thiếu các hệ thống gây nhiễu và chỉ thị mục tiêu tiên tiến.
Dù vậy, A-10 cũng tồn tại một số điểm yếu như tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, thiếu các hệ thống gây nhiễu và chỉ thị mục tiêu tiên tiến.
Điều này khiến chúng chỉ có thể phát huy tối đa ưu thế khi không quân Mỹ đã làm chủ hoàn toàn bầu trời, không còn mối đe dọa từ tiêm kích và các tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.
Điều này khiến chúng chỉ có thể phát huy tối đa ưu thế khi không quân Mỹ đã làm chủ hoàn toàn bầu trời, không còn mối đe dọa từ tiêm kích và các tổ hợp tên lửa phòng không đối phương.
Mẫu cường kích này suốt nhiều năm cũng không có hệ thống chỉ thị mục tiêu tiên tiến và thiết bị nhận diện địch - ta, dẫn tới một số vụ bắn nhầm đồng đội.
Mẫu cường kích này suốt nhiều năm cũng không có hệ thống chỉ thị mục tiêu tiên tiến và thiết bị nhận diện địch - ta, dẫn tới một số vụ bắn nhầm đồng đội.
Đáng chú ý là vụ chiếc A-10 bắn nhầm đoàn thiết giáp Anh tại Iraq vào tháng 3/2003 khiến một binh sĩ thiệt mạng, 5 người bị thương.
Đáng chú ý là vụ chiếc A-10 bắn nhầm đoàn thiết giáp Anh tại Iraq vào tháng 3/2003 khiến một binh sĩ thiệt mạng, 5 người bị thương.
Một vụ bắn nhầm khác liên quan đến A-10 diễn ra cùng giai đoạn này khiến một số lính thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng.
Một vụ bắn nhầm khác liên quan đến A-10 diễn ra cùng giai đoạn này khiến một số lính thủy quân lục chiến Mỹ thiệt mạng.
Những chiếc A-10C sau này thường được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Litening hoặc Sniper, cùng cụm gây nhiễu gắn ngoài AN/ALQ-131 hoặc AN/ALQ-184 để khắc phục nhược điểm.
Những chiếc A-10C sau này thường được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Litening hoặc Sniper, cùng cụm gây nhiễu gắn ngoài AN/ALQ-131 hoặc AN/ALQ-184 để khắc phục nhược điểm.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33

Bạn có thể quan tâm

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Điều gì khiến khiến lính đánh thuê tháo chạy khỏi Ukraine?

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Ukraine tuyên bố phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga từ đầu năm

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status