Sữa tiệt trùng sẽ có tên gọi mới

Cục An toàn thực phẩm đã tổ chức cuộc Hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.

Ngày 13/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tổ chức cuộc Hội thảo lấy ý kiến về việc sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT.
Điểm nhấn nổi bật của Dự thảo sửa đổi là sẽ có 6 tên gọi về sữa dạng lỏng, bao gồm: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi, sữa tươi tách béo, sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Trong đó, khái niệm “Sữa tiệt trùng” hiện hành sẽ sửa đổi thành sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Đây là tên gọi đã được các đại biểu thừa nhận là “gây nhầm lẫn giữa sữa bột và sữa tươi” khi bản chất sữa tiệt trùng trên thị trường hiện nay phần lớn là sữa bột pha lại. Việc sửa đổi tên gọi này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được đúng loại sữa nước theo nhu cầu của mình, đảm bảo quyền được thông tin và quyền được lựa chọn của người tiêu dùng.
Hội thảo có sự chủ trì của ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Ông Trần Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng và ông Trần Quang Trung- Chủ tịch Hiệp hội sữa VN
Hội thảo có sự chủ trì của ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Ông Trần Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng và ông Trần Quang Trung- Chủ tịch Hiệp hội sữa VN 
Về khái niệm sữa tươi, tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục ATTP cũng xin ý kiến các doanh nghiệp tham dự là có phân loại 2 loại sữa tươi ra thành sữa tươi nguyên chất (100% sữa tươi) và sữa tươi có bổ sung (có từ 90% sữa tươi, bổ sung thêm đường, dịch quả…). Bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH ủng hộ phương án này. Theo bà, chúng ta không thể nhập nhèm mãi khái niệm sữa được nữa, mà phải gọi đúng tên gọi, sữa tươi nguyên chất là sữa tươi 100%, còn sữa tươi có bổ sung các chất gì thì phải ghi rõ là sữa tươi có bổ sung các loại chất gì, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ sữa tươi tối thiểu trong sản phẩm từ 95% trở lên. “Chúng ta phải có lộ trình áp dụng theo các tiêu chuẩn của Codex để cho người dân hiểu thế nào là sữa tươi, nên cần phải giữ lại khái niệm này”, bà Hương nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng: “Chúng ta phải phân rõ các khái niệm sữa tươi nguyên chất, sữa tươi có bổ sung một số chất khác và sữa hoàn nguyên, sữa pha lại để đảm bảo quyền được thông tin cho người tiêu dùng”.
Tại Hội thảo, ông Trần Quang Trung- Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng cung cấp thông tin, trong năm 2015 ngành sữa tại Việt Nam đã có bước tăng trưởng kỷ lục đạt 23%, từ tổng doanh thu 75.000 tỷ đồng năm 2014 lên 92.000 tỷ đồng (khoảng 4,5 tỷ USD) vào năm 2015. Trong số này, sữa bột chiếm 45% tổng doanh thu, sữa nước chiếm 30%, còn lại là các sản phẩm khác.
Như vậy, có thể nói ở Việt Nam hiện nay sữa đang là một thị trường béo bở, song rất tiếc, phần lớn lợi nhuận hiện nay lại rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Với việc sửa đổi QCVN, các đơn vị đầu tư sản xuất, chế biến sữa tươi, trong đó có nông dân sẽ “dễ thở” hơn.

Brazil xác nhận gần 5.000 ca mắc tật đầu nhỏ

(Kiến Thức) - Chính phủ Brazil vừa thông báo số ca mắc và nghi ngờ mắc hội chứng đầu nhỏ liên quan đến virus Zika ăn não người tăng lên 4.949 ca.

Theo thông báo mới, số lượng ca chắc tật đầu nhỏ do virus Zika ăn não người chắn mắc đã tăng từ 1.046 lên 1.113. Tuy nhiên, số ca nghi ngờ giảm xuống từ 4.046 còn 3.826.
Brazil xac nhan gan 5.000 ca mac tat dau nho
 Ảnh minh họa
Dịch bệnh do virus Zika ăn não người đã lây lan đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Brazil được coi là nước bị hậu quả nặng nề nhất của virus Zika ăn não người. Theo chính phủ nước này, hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc tật đầu nhỏ đều có liên quan đến virus Zika.

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cứu bé có khối u khổng lồ

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo gấp, yêu cầu tạo điều kiện cứu chữa cho bé gái người vượn cõng khối u trên lưng.

Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin về bé gái người vượn cõng khối u trên lưng Ly Thị Lúa sinh năm 2006, trú tại bản Giàng Trù A, xã Du Già, huyện Yên Minh, Hà Giang, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo Văn phòng Bộ Y tế có công văn gửi Bệnh viện Nhi Trung ương, đề nghị tạo điều kiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, hỗ trợ kinh phí để bệnh nhân Lúa được chăm sóc y tế tốt nhất.
Bo truong Bo Y te chi dao cuu be co khoi u khong lo
Bé có khối u khổng lồ được Bộ trường Bộ Ytế cứu.

Cách làm bánh flan sữa tươi thơm ngon, béo ngậy

(Kiến Thức) - Làm bánh flan sữa tươi tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng giá trị dinh dưỡng bảo đảm hơn và và chất lượng ngon hơn ngoài hàng.

Cách lam banh flan sua tuoi thom ngon, béo ngạy
 Nguyên liệu làm bánh flan sữa tươi là trứng gà, sữa bò hoặc dê tươi. Bạn cần chuẩn bị: Trứng gà tươi: 5 quả. Sữa dê hoặc sữa bò tươi: 500ml. Vani: 2 ống. Đường trắng: 100g. Chanh tươi: 1/2 quả. Nước lọc: 100ml
Cách lam banh flan sua tuoi thom ngon, béo ngạy-Hinh-2
 Cách làm bánh flan sữa tươi cực kỳ đơn giản. Bước 1: Lấy 50g đường trắng cho vào nồi đun, lấy đũa khuấy nhẹ tới khi đường sôi và chuyển màu vàng ngà, đổ 100ml nước lọc vào nồi đun tới khi đường tan hoàn toàn nước đường có màu vàng cánh gián và hơi đặc lại. Tiếp đó cho thêm 2 thìa cafe nước chanh tươi và khuấy đều và tắt bếp.