Sư trụ trì tử vong cạnh lá thư tuyệt mệnh ở Hải Dương

(Kiến Thức) -  Sư trụ trì tử vong trong phòng riêng cạnh một lá thư tuyệt mệnh, theo thông tin ban đầu tại hiện trường có dấu hiệu treo cổ tự tử...

Công an huyện Nam Sách (Công an tỉnh Hải Dương) đang điều tra làm rõ vụ việc Đại đức Thích Thanh Huy (sinh năm 1975), thế danh là Trần Trọng Hòa, về trụ trì chùa Quang Minh, thôn Mạc Xá, xã Minh Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương) tử vong tại phòng riêng. Thời điểm phát hiện sư trụ trì tử vong, thi thể đã có dấu hiệu phân hủy.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Trưởng công an xã Minh Tân, ông Đoàn Thanh Thuật, cho biết, sư trụ trì Thích Thanh Huy đã được an táng ngay tại chùa theo nguyện vọng vào sáng cùng ngày.
Theo thông tin từ cơ quan công an, vào khoảng 20h ngày 6/7, khi đến chùa lễ phật, các phật tử không thấy sư thầy Đại đức Thích Thanh Huy đâu nên đã đổ đi tìm kiếm. Người dân phát hiện cửa phòng riêng bị khóa trái. Nghi có chuyện không lành, người dân đã thông báo tới Công an xã Minh Tân.
Su tru tri tu vong canh la thu tuyet menh o Hai Duong
 Ngôi chùa nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Hải Ninh).
Sau khi phá cửa vào thì thấy ra sư thầy đã tử vong dưới nền phòng ngủ, thi thể đang trong quá trình phân hủy. Khám nghiệm hiện trường và tử thi phát hiện cổ nạn nhân có vết rãnh hằn, phía trên chỗ nạn nhân nằm có một dây ni lon, một đầu buộc vào tấm gỗ trên trần nhà, một đầu dây buông. Cơ quan công an đã thu được bức thư tuyệt mệnh của nhà sư viết ngày 28/6.
Theo ông Thuật, đồ đạc trong phòng không có sự xáo trộn và phát hiện một sợ dây thừng. “Trên cổ của sư trụ trì có vết hằn tím. Chúng tôi còn phát hiện ra một giấy viết tay ghi lại các khoản nợ nần của sư thầy được viết ngày 3/7 và những món quà mà thầy đóng túi sẵn, viết tên người nhận”, ông Thuật cho biết.
Được biết, trước khi xảy ra vụ việc, vị sư 40 tuổi này quê ở TP.HCM, đã từng thuê người chụp ảnh chân dung sẵn và lập ban thờ chính mình ngay trong phòng riêng. Trước đó, vào tháng 6/2012, vị sư này từng tự tử nhưng được phật tử phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu.
Vụ việc đang được làm rõ.

Đà Nẵng tạm dừng thu phí đường bộ xe máy

Từ chiều ngày 7/7/2015, thành phố Đà Nẵng chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy.

Theo thông tin trên báo Pháp luật TP HCM, tuyên bố trên được đưa ra vào chiều ngày 7/7 bởi Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ, sau khi lấy ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp tại kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016).

Cận cảnh tượng Phật cao nhất miền Bắc đổ sập tan nát

(Kiến Thức) - Trong đống đổ nát, tượng Phật cao nhất miền Bắc đổ tại chùa Sắc Thiên Vương, Thái Bình lộ ra phần thân được gắn lại bằng cốt thép và xi măng khá mỏng.

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat

Lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho biết, các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình đang khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tượng phật cao nhất miền Bắc đổ sập tại chùa Sắc Thiên Vương (thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình).

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-2
Trước thời điểm đổ sập hoàn toàn, tượng Phật cao nhất tỉnh Thái Bình này dù mới đang được hoàn thiện nhưng đã thu hút đông đảo phật tử và người dân tỉnh Thái Bình đến tham quan.
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-3

Theo thiết kế, kết cấu tổ hợp công trình gồm hai phần: phần dưới là phần Chánh điện (tầng 1 - lộ thiên), phục vụ công việc hành lễ, các nghi thức; phần trên là bức tượng Phật. Tổng chiều cao của công trình tính từ mặt đất đến đầu tượng Phật là trên 30m. Riêng bức tượng Phật có chiều cao hơn 20m. Tượng Phật được các lao động (chủ yếu người ngoài tỉnh) thi công đắp dựng. 

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-4

Thế nhưng, không hiểu nguyên nhân vì sao vào khoảng 17h30, ngày 7/7, công trình tượng Phật cao trên 30m đang trong giai đoạn thi công và hoàn thiện bất ngờ đổ sập hoàn toàn, hướng đổ sập về phía cửa chính Chánh điện. 

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-5
 Người dân địa phương có mặt tại hiện trường, công trình xây dựng trong hơn 2 năm nay, hiện vẫn chưa hoàn thành. Khi xảy ra vụ việc, có khoảng 10 lao động đang làm việc tại công trình. Trước khi bức tượng Phật đổ sập, 6 lao động thi công trên tầng 2, nơi đặt tượng Phật đã xuống khỏi công trình trước đó mấy chục phút. Do vậy, tượng Phật với khối lượng hàng chục tấn đổ sập may mắn không có thương vong.
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-6

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao bức tượng lớn này lại đổ sập không do thời tiết cũng như kết cấu nền móng, PV Kiến Thức đã đến hiện trường vụ việc. Ghi nhận của PV cho thấy, thành tượng rất mỏng được gắn kết bằng những sợi thép đan vào nhau. Những sợi thép làm thân tượng được làm bằng nhiều loại thép với kích cỡ khác nhau nhưng đa số là những loại thép có phi rất nhỏ.

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-7

Tượng Phật được thiết kế, xây dựng phía trên nóc ngôi Chánh điện rộng trên 100m2, hiện đã tạm đưa vào sử dụng, đặt bàn thờ tượng Phật. Đài sen được thi công lộ rõ sắt giằng bên trong. Bức tượng Phật hàng chục tấn độ sập khiến phía mái hiên và trần phía trước Chánh điện bị hư hại nặng.

Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-8
Trần Chánh điện hư hỏng nặng. 
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-9
Như sắp rơi cả tảng xuống dưới. 
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-10
 Nền chánh điện ngổn ngang những mảng bê tông.
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-11
 Dưới khoảng sân chân Chánh điện là những mảng xi măng được xây từ gạch và bê tông làm phần tóc Phật cũng nằm nghiêng ngả.
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-12
 Phần bê tông này có miếng văng ra không có thép.
Can canh tuong Phat cao nhat mien Bac do sap tan nat-Hinh-13
 Nhưng cũng có miếng được ghép 3 thanh thép như thế này. Nguyên nhân dẫn đến việc tượng sập đổ, PV Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật.