Sự thực bất ngờ hiện tượng “sóng thần băng”

Giới khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng những tảng băng kỳ lạ vỡ ra từ hồ băng - thường được gọi là sóng thần băng - từ những năm 1820.

Mùa đông đang tràn về các thị trấn nằm ở ven Ngũ Đại Hồ, cũng là lúc những bức tường băng mọc lên tua tủa từ các hồ và chất đống dọc bờ biển.
Những cơn sóng thần băng đáng sợ, đủ sức xô đổ các cột đèn tín hiệu giao thông hay thậm chí là các bức tường chắn, chẳng phải là để quảng bá cho phần cuối của bộ phim truyền hình nổi tiếng “Trò chơi Vương quyền” (Game of Thrones). Thay vào đó, chúng là đống băng trôi được những cơn cuồng phong thổi vào bờ.
Su thuc bat ngo hien tuong “song than bang”
 
Tính từ hôm Chủ nhật vừa qua, những cơn gió có vận tốc 60mph (gần 97km/h) trở lên liên tục quần thảo khu vực xung quanh Ngũ Đại Hồ, làm mất điện và khiến nhiều chuyến bay bị trì hoãn. Những hình ảnh được chia sẻ trên phương tiện truyền thông đại chúng và các cơ quan ứng phó khẩn cấp địa phương cũng cho thấy những tảng băng trải dài trên bãi biển, đường sá và thậm chí ở một số khu dân cư ven hồ.
“Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cơn bão trong quá khứ nhưng chưa từng thấy hiện tượng nào như vậy”, ông Dave Schultz, một cư dân sống tại khu vực bãi biển Hoover (New York, Mỹ) nói với trang tin WGRZ, “Từ trước tới giờ, băng cũng chưa bao giờ xô đổ tường rào hay tràn lên tận hiên nhà.”
Tuy nhiên, trong lịch sử, sóng băng không phải là không xuất hiện. Nghiên cứu khoa học về những hiện tượng này được biết đến từ năm 1822, khi một nhà tự nhiên học ẩn danh người Mỹ đã quan sát và miêu tả những tảng băng tràn trên mặt đất, choán đường đi [dọc theo lòng hồ] và vươn cao hơn tất thảy... như thể muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Thần biển Neptune. Từ năm 1825 trở đi, các nhà khoa học đến từ các nước Bắc Bán cầu đã phát hiện ra rằng, sự di chuyển của băng trong hồ nước có thể xâm lấn vào đất liền và cuốn cả đất đá đi theo.
Chính thức được biết đến với tên gọi là sóng băng (viết tắt là ivu), hiện tượng này thường xảy ra vào đầu mùa xuân, khi thời tiết ấm lên khiến băng bắt đầu nứt và vỡ ra. Thêm vào đó, những cơn gió mạnh cũng “chung tay” đẩy những tảng băng tăng tốc vào bờ. Bờ biển càng thoai thoải, nước càng cuốn những tảng băng trôi xâm thực sâu hơn vào đất liền.
Vào năm 2001, nhiều báo cáo ghi nhận những tảng băng trên bờ biển Chukchi ở Alaska (Mỹ) cao tới 16ft (gần 5m).
Ngoài gió, băng trong hồ cũng có thể di chuyển vào bờ khi nhiệt độ đột ngột thay đổi khiến băng phải nở ra và co lại. Hai yếu tố kết hợp lại có thể tạo ra nhiều tảng băng trôi nổi tự do trên mặt hồ và thậm chí đẩy chúng về phía bờ, xếp chồng lên nhau thành những “lũy băng.”
Các tảng băng trong những lũy băng này có chiều rộng trung bình từ 1,5 đến 3ft (0,45-0,9m), cá biệt một số lên tới 5ft (1,5m). Mặc dù chúng có thể tàn phá nhiều thứ trên đường đi, nhưng về mặt khoa học, những tảng băng này lại giúp các nhà nghiên cứu theo dõi mực nước và hoạt động của băng trên hồ trước đây.

Thanh niên tưởng mất xe, vội báo cảnh sát và kết "chết cười"

(Kiến Thức) - Sau khi nhận được thông báo mất xe, cảnh sát sử dụng điểm đỗ xe mà anh Chung cung cấp làm trung tâm, tích cực mở rộng phạm vi tìm kiếm nhưng không có chiếc xe nào như thế lưu thông trên đường.

Cảnh sát Hoàng Hồng Quân, sĩ quan cảnh sát thuộc Sở cảnh sát nhai Phúc Đức, quận Tín Nghĩa, Đài Bắc mới đây đã chia sẻ một câu chuyện hy hữu xảy ra khi anh đi tuần.
Theo chia sẻ của cảnh sát Hoàng, khi đi tuần tra, anh gặp một người đàn ông họ Chung và được anh Chung báo cáo về việc mất xe tải nhỏ. Anh Chung hy vọng cảnh sát giúp đỡ tìm lại chiếc xe.
Anh Chung cho biết, anh đỗ chiếc xe tải nhỏ trong bãi đậu xe cạnh tòa nhà lớn. Tuy nhiên, khi quay lại để lấy xe, chiếc xe đã biết mất. Mặc dù tìm kiếm suốt một thời gian dài, anh vẫn không thấy bóng dáng chiếc xe đâu, đành phải tìm cảnh sát giúp đỡ.
Thanh nien tuong mat xe, voi bao canh sat va ket
 
Nghe anh Chung báo cáo sự việc, cảnh sát Hoàng đã lập tức kiểm tra loại xe và biển số xe, tiến hành tìm kiếm phương tiện mất tích. Đồng thời, anh cũng thông báo cho các nhân viên tuần tra trực tuyến, hỗ trợ tìm kiếm từ xa.
Sử dụng điểm đỗ xe mà anh Chung cung cấp làm trung tâm, cảnh sát tích cực mở rộng phạm vi tìm kiếm nhưng không có chiếc xe nào như thế lưu thông trên đường.

Mời quý vị xem video: 13 thực phẩm nuôi dưỡng não bộ, đẩy lùi chứng mất trí nhớ

Sau đó, anh Chung chợt nhớ và và cuối cùng cũng tìm thấy chiếc xe tải nhỏ của mình. Hóa ra, anh Chung chỉ đỗ xe gần bãi đỗ xe mà mình hay đỗ. Ngày hôm đó, do có việc vội vã, anh đỗ xe ở địa điểm khác và thực sự quên mất.
Đến khi tìm đến nơi đỗ xe quen thuộc, không thấy xe đâu liền cuống cuồng. Có lẽ vì quá lo lắng nên không thể nhớ ra điểm đỗ mới, anh tìm kiếm khắp nơi, làm phiền đến cả cảnh sát.
Qua sự việc cảnh sát Hoàng cho biết, rất nhiều người thường không chú ý đặc biệt đến nơi đỗ xe của mình, điều này dẫn đến nhiều sự cố. Để tránh tình trạng này, mọi người nên chú ý đế một kiến trúc đặc trưng gần chỗ đỗ xe của mình. Nếu không có thể chụp một bức ảnh, sẽ dễ dàng hơn nhiều khi tìm xe, hơn nữa cũng không làm phiền, lãng phí nhân lực, vật lực của cảnh sát.

“Độc lạ” tảng băng khổng lồ mắc cạn cạnh thị trấn Canada

“Người khổng lồ” màu trắng cao tới 46m đang án ngữ bên ngoài làng Ferryland, Canada, và đây là tảng băng lớn nhất từng xuất hiện tại đây.

Băng trôi không phải là cảnh tượng hiếm thấy ở Canada. Thậm chí có một khu vực trải dài từ bờ biển Labrador đến bờ Đông Bắc đảo Newfoundland được mệnh danh là "Vịnh băng trôi" khi là nơi tập kết của vô số tảng băng vào mùa Xuân và đầu Hè hàng năm.
 Băng trôi không phải là cảnh tượng hiếm thấy ở Canada. Thậm chí có một khu vực trải dài từ bờ biển Labrador đến bờ Đông Bắc đảo Newfoundland được mệnh danh là "Vịnh băng trôi" khi là nơi tập kết của vô số tảng băng vào mùa Xuân và đầu Hè hàng năm.