Sự thật về việc giảm giá lên đến 70% tại các cửa hàng thời trang

Nắm bắt được tâm lý mua sắm của khách hàng, nhiều cửa hàng đã tung ra chương trình khuyến mại lớn xả được hết hàng tồn kho lỗi mốt và thu về lãi lớn.

Tại các tuyến phố lớn, nơi tập trung nhiều trường đại học như Xuân Thủy, Tây Sơn, Chùa Bộc hay Phạm Ngọc Thạch không khó để tìm được cửa hàng treo biển giảm giá.
Hầu hết các cửa hàng tại đây đều tận dụng thời điểm chuyển giao mùa để đồng loạt đưa ra các chương trình giảm giá sâu nhằm thu hút khách hàng và xả quần áo, phụ kiện tồn kho, lỗi mốt.
Su that ve viec giam gia len den 70% tai cac cua hang thoi trang
 Các cửa hàng đua nhau rầm rộ đưa ra chương trình giảm giá, đồng giá để kích cầu người tiêu dùng.
Rất nhiều cửa hàng treo biển hiệu giảm giá với các chiêu thức thu hút người đi đường vào mua sắm đó là những tấm biển có màu sắc nổi bật ghi số phần trăm được giảm như "xả hàng toàn bộ lên đến 70%", "mua 1 tặng 1", "xả hàng toàn bộ cửa hàng" hoặc "đồng giá sản phẩm chỉ từ 29k"….
"Trong năm có rất nhiều ngày có thể giảm giá, nhưng thời điểm giao mùa là lúc hàng được bán chạy nhất. Khi treo biển giảm giá, khuyến mại giúp cho lượng hàng bán ra tăng gấp 2 – 3 lần so với bình thường.
Đến thời điểm hiện tại cửa hàng tôi đã xả được gần 1 nửa hàng thu đông từ năm trước và hàng hè", chị Nguyễn Thanh Hà, nhân viên một cửa hàng quần áo cho hay.
Su that ve viec giam gia len den 70% tai cac cua hang thoi trang-Hinh-2
Đa số các sản phẩm được giảm giá đều là những hàng có kiểu dáng cũ, ít được khách hàng quan tâm. 
Bên cạnh đó, những đồ lỗi mốt, hàng tồn kho từ năm trước giảm giá mạnh cũng là cách giúp cho các cửa hàng bán hàng mới dễ dàng hơn.
Nhiều người cho rằng, việc dùng nhiều chiêu thức giảm giá và khuyến mại lớn sẽ khiến cho các cửa hàng kinh doanh thua lỗ nhưng thực chất, có những mặt hàng giảm giá đến 70% nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn thu được lãi.
"Thỉnh thoảng tôi vẫn sang Quảng Châu nhập hàng và lựa chọn những mẫu độc lạ nhưng có giá tương đối rẻ. Khi về Việt Nam, những mẫu này sẽ được nâng lên bán với giá cao gấp 2 – 3 lần giá gốc.
Ví dụ, một chiếc váy có giá gốc là 120.000 đồng, nhưng khi mang về cửa hàng bán giá sẽ được đẩy lên 300.000 đồng – 320.000 đồng. Do đó, nếu cửa hàng có ghi biển giảm giá 50% hoặc giảm sâu hơn nữa thì vẫn có lãi", anh Nguyễn Văn Dương cho biết. 
Trái với kỳ vọng của nhiều người, mặc dù treo biển giảm giá sâu nhưng các mặt hàng thời trang vẫn ở mức giá cao.
"Hôm trước, khi chưa có đợt giảm giá, tôi có vào cửa hàng xem một chiếc áo khoác có giá ghi trên mác 1,5 triệu đồng, nhưng hôm nay thấy cửa hàng đang sale 50% nên vào xem lại chiếc áo đó, thì giá đang ở mức 1,3 triệu đồng".
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nhiều người kéo nhau đi săn hàng giảm giá, đa số đều là khách hàng không chạy theo xu hướng nên những sản phẩm họ chọn thường là mẫu đơn giản nhưng chất lượng vẫn tốt
"Nhân sự kiện giảm giá này tôi đã mua nhiều đồ cho gia đình bởi không chỉ có quần áo mà còn có đồng hồ và đồ gia dụng cũng giảm giá "kịch sàn", dù biết mẫu mã hơi cũ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn ổn, nhiều mẫu phù hợp với túi tiền", anh Hoàng Phong (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) tâm sự.

Tràn lan nước hoa kích dục chỉ từ 100k, quảng cáo “kích thích cực mạnh“

(Kiến Thức) - Nước hoa kích dục lâu nay vẫn nằm trong danh mục hàng hóa chưa được cấp phép kinh doanh thế nhưng chúng đang được mua bán công khai trên mạng xã hội. Khách mua nước hoa kích dục dễ như… mua rau ngoài chợ. 

Thời gian gần đây, nước hoa kích dục trở thành mặt hàng phổ biến được rao bán trên nhiều website và mạng xã hội. Người tiêu dùng chỉ cần bình luận số điện thoại dưới bài quảng cáo hay video bán hàng lập tức sẽ có nhân viên gọi lại tư vấn bán hàng.

Thương hiệu thời trang NEM của Việt Nam sắp bán cho Nhật?

(Kiến Thức) - Trong lúc các thương hiệu thời trang ngoại đổ bộ Việt Nam thì có thông tin cho rằng thương hiệu thời trang NEM của Việt Nam sắp được bán cho công ty Nhật. 

Theo nguồn tin đăng tải trên Yahoo Nhật Bản ngày 8/11, công ty bán lẻ thời trang của Nhật Bản Stripe International cho biết sẽ mua lại công ty cổ phần Thời trang Nem của Việt Nam. 
Hiện tại, hai bên đang trong quá trình đàm phán, thỏa thuận hợp tác. Chi tiết thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.

9 lùm xùm về sản phẩm phản cảm của "ông lớn" thời trang

Trước H&M, không ít hãng thời trang như Zara, American Eagle, Forever 21... cũng gặp sự cố với các sản phẩm bị cho là phản cảm, không phù hợp.

Cách đây vài ngày , H&M lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng hình ảnh một mẫu nhí da đen mặc áo hoodie in chữ "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" (The coolest monkey in the jungle) - điều được cho là mang tính phân biệt chủng tộc. Hãng thời trang Thụy Điển sau đó phải gỡ hình ảnh khỏi website bán hàng và cam kết xem xét lại nội bộ để tránh sự việc tương tự xảy ra. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng mạng phẫn nộ và không hiểu vì sao hãng lại làm như vậy từ đầu.
 Cách đây vài ngày , H&M lên tiếng xin lỗi vì đã sử dụng hình ảnh một mẫu nhí da đen mặc áo hoodie in chữ "chú khỉ ngầu nhất trong rừng" (The coolest monkey in the jungle) - điều được cho là mang tính phân biệt chủng tộc. Hãng thời trang Thụy Điển sau đó phải gỡ hình ảnh khỏi website bán hàng và cam kết xem xét lại nội bộ để tránh sự việc tương tự xảy ra. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng mạng phẫn nộ và không hiểu vì sao hãng lại làm như vậy từ đầu.
Tháng 12/2017, không ít người tỏ ra bất bình khi phát hiện hãng American Eagle bán vòng tay kim loại dành cho nam có thiết kế giống như cùm của nô lệ da đen trước đây. American Eagle ngay sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên Twitter và gỡ bỏ hình ảnh sản phẩm này cũng như loại khỏi các cửa hàng của mình.
 Tháng 12/2017, không ít người tỏ ra bất bình khi phát hiện hãng American Eagle bán vòng tay kim loại dành cho nam có thiết kế giống như cùm của nô lệ da đen trước đây. American Eagle ngay sau đó đã lên tiếng xin lỗi trên Twitter và gỡ bỏ hình ảnh sản phẩm này cũng như loại khỏi các cửa hàng của mình.
Hãng thời trang Forever 21 đã phải gỡ chiếc áo màu xám có thiết kế giống trang phục huấn luyện quân sự in chữ "army" (quân đội) trước ngực bị cho là phản cảm khỏi website bán hàng sau khi nhận được phàn nàn từ cộng đồng quân đội.
 Hãng thời trang Forever 21 đã phải gỡ chiếc áo màu xám có thiết kế giống trang phục huấn luyện quân sự in chữ "army" (quân đội) trước ngực bị cho là phản cảm khỏi website bán hàng sau khi nhận được phàn nàn từ cộng đồng quân đội.
Năm 2013, mẫu áo có hình ảnh máu me in dòng chữ "Boston Massacre" của Nike bị chỉ trích vì làm gợi nhớ tới vụ nổ bom Marathon Boston tại Boston làm 3 người thiệt mạng và 282 người bị thương. Dù sản phẩm này đã được thu hồi, một người dùng eBay đã mang bán đấu giá mẫu áo này và thu về hơn 155.000 USD.
 Năm 2013, mẫu áo có hình ảnh máu me in dòng chữ "Boston Massacre" của Nike bị chỉ trích vì làm gợi nhớ tới vụ nổ bom Marathon Boston tại Boston làm 3 người thiệt mạng và 282 người bị thương. Dù sản phẩm này đã được thu hồi, một người dùng eBay đã mang bán đấu giá mẫu áo này và thu về hơn 155.000 USD.
Mẫu áo này của Urban Outfitters với dòng chữ "eat less" bị cho là phản cảm vì bị cho là khuyến khích mọi người ăn ít đi để mặc được chiếc áo cổ chữ V xẻ sâu như thế này.
 Mẫu áo này của Urban Outfitters với dòng chữ "eat less" bị cho là phản cảm vì bị cho là khuyến khích mọi người ăn ít đi để mặc được chiếc áo cổ chữ V xẻ sâu như thế này.
Năm 2014, Urban Outfitters khiến nhiều người phẫn nộ khi tung ra mẫu áo máu me "Vintage Kent State Sweatshirt" gợi nhớ sự kiện 4 sinh viên đại học bang Kentucky bị bắn chết bởi các thành viên đội bảo vệ quốc gia Ohio năm 1970. Hãng này sau đó phải công khai xin lỗi và gỡ sản phẩm khỏi các kênh bán hàng. Tuy nhiên, theo thông cáo của Urban Outfitters , trên mẫu áo này không hề có máu và các lỗ thủng.
 Năm 2014, Urban Outfitters khiến nhiều người phẫn nộ khi tung ra mẫu áo máu me "Vintage Kent State Sweatshirt" gợi nhớ sự kiện 4 sinh viên đại học bang Kentucky bị bắn chết bởi các thành viên đội bảo vệ quốc gia Ohio năm 1970. Hãng này sau đó phải công khai xin lỗi và gỡ sản phẩm khỏi các kênh bán hàng. Tuy nhiên, theo thông cáo của Urban Outfitters , trên mẫu áo này không hề có máu và các lỗ thủng.
Chiếc áo len màu xanh in hình biểu tượng ngôi sao sáu cánh của người Do Thái cùng dòng chữ "Chai Maintenance" bị cho là mang ý nghĩa xúc phạm với phụ nữ Do Thái bởi từ Chai trong tiếng này được phát âm giống với từ "high" (cao). Theo đó cả cụm từ "Chai Maintenance" có nghĩa là cần được sửa chữa, điều chỉnh gấp, theo tờ Chicago Tribune.
 Chiếc áo len màu xanh in hình biểu tượng ngôi sao sáu cánh của người Do Thái cùng dòng chữ "Chai Maintenance" bị cho là mang ý nghĩa xúc phạm với phụ nữ Do Thái bởi từ Chai trong tiếng này được phát âm giống với từ "high" (cao). Theo đó cả cụm từ "Chai Maintenance" có nghĩa là cần được sửa chữa, điều chỉnh gấp, theo tờ Chicago Tribune.
Năm 2014, Zara bị chỉ trích vì mẫu áo trẻ em có thiết kế giống với đồng phục nhà tù Holocaust của phát xít Đức. Hãng thời trang Tây Ban Nha đã phải gỡ sản phẩm này khỏi website chỉ sau vài giờ ra mắt.
 Năm 2014, Zara bị chỉ trích vì mẫu áo trẻ em có thiết kế giống với đồng phục nhà tù Holocaust của phát xít Đức. Hãng thời trang Tây Ban Nha đã phải gỡ sản phẩm này khỏi website chỉ sau vài giờ ra mắt.
Cũng trong năm 2014, Urban Outfitters tiếp tục bị chỉ trích vì tung ra mẫu áo crop-top in chữ “depression” (có nghĩa là trầm cảm). Một khách hàng viết trên Twitter rằng: “Trầm cảm vui và trời trang đến thế sao?”. Ngay sau đó, hãng này đã gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng trực tuyến của mình.
 Cũng trong năm 2014, Urban Outfitters tiếp tục bị chỉ trích vì tung ra mẫu áo crop-top in chữ “depression” (có nghĩa là trầm cảm). Một khách hàng viết trên Twitter rằng: “Trầm cảm vui và trời trang đến thế sao?”. Ngay sau đó, hãng này đã gỡ sản phẩm khỏi trang bán hàng trực tuyến của mình.