Sự thật về tù binh chiến tranh của Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều tù binh của Quân đội Ukraine là dân thường bị bắt nhằm cho đủ số lượng để trao đổi với phía ly khai.

Thoáng nhìn qua thì việc trao đổi tù binh giữa chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai là khá công bằng:  Trên một đường cao tốc bỏ hoang dọc theo chiến tuyến, mỗi bên sẽ thả 28 tù nhân, tuân theo qui tắc chẵn lẻ. Tất cả đều được đặt dưới sự quan sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Thế rồi những câu hỏi nảy sinh: Lực lượng ly khi thân Nga áp đảo quân đội Ukraine hồi tháng 8, bắt được rất nhiều tù binh –  nhưng bên phía Ukraine dù hiểu được rằng họ không có đủ số tù binh để có thể đem ra trao đổi 1 đổi 1.
Để bù lại, Ukraine đã trả tự do cho một đám đông bao gồm đàn ông, phụ nữ và cả thanh niên mặc đồ thể thao hoặc quần jean bẩn thỉu mà họ nói là được đưa đến từ nhũng nhà tù ở tận Kiev. Tất nhiên, nhiều người trong họ đều phủ nhận việc mình đã từng chiến đấu cho lực lượng ly khai, và thực ra họ không hiểu vì sao mình lại trở thành tù nhân trao đổi ở miền đông Ukraine.
Cảnh tù nhân dọn dẹp đống đổ nát dưới sự giám sát của lính ly khai
Cảnh tù nhân dọn dẹp đống đổ nát dưới sự giám sát của lính ly khai 
Anh Nikita Podikov, 17 tuổi, trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi là một công dân bình thường bị bắt vào đây để cho đủ số lượng”. Binh lính Ukraine bắt giữ anh tại một ngôi làng gần chiến tuyến chỉ mới 2 tuần trước khi họ đang rút quân. Anh cũng cho biết chính quyền qui cho anh tội là thành viên nằm vùng của một băng nhóm sát thủ thân Nga nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.
“Tôi không bao giờ đánh nhau, không bao giờ giết người. Họ bắt giữ tôi, đánh đập tôi trong 2 ngày và giữ tôi ại để đem đi trao đổi”, anh Nikita Podikov nói.
Hôm 21/9, anh nằm trong số 27 người bao gồm cả đàn ông và phụ nữ trong cuộc trao đổi tù binh nhưng chỉ 7 người trong số đó là quân ly khai thật sự. Trong cuộc phỏng vấn tại nơi họ được thả và nơi những cựu tù binh bị giam giữ ở Donetsk, 12 người đàn ông trong cuộc trao đổi được trả tự do cuối tuần trước bởi Quân đội Ukraine cũng nói điều tương tự. Một vài người nói họ bị bắt từ nhiều tháng trước từ nhiều vùng của Ukraine vì tội hoạt động chính trị thân Nga như kêu gọi đòi ly khai ở các tỉnh miền đông hay rải tờ rơi …
Việc trao đổi tù nhân hiện nay đang diễn ra hàng ngày ở miền đông Ukraine giúp củng cố thêm thỏa thuận ngừng bắn bằng cách gây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên và giúp cho những người tù cũng như gia đình họ được yên tâm. Quá trình này cũng cho thấy rõ quy mô thất bại của quân đội Ukraine và sự thiếu động lực của Kiev trong một loạt các sự kiện, bao gồm cả việc trao đổi tù nhân, vốn đã được cho phép trong trong thỏa thuận ngừng bắn hôm 5/9. Thỏa thuận này yêu cầu hai bên giải phóng toàn bộ tù nhân, nhưng phe ly khai vốn đang nắm giữ hàng trăm lính Ukraine lại yêu cầu thực hiện 1- đổi-1 để trả tự do cho những người bị bắt ở phía tây Ukraine vì hoạt động chính trị và các lý do phi quân sự khác.
Để chuẩn bị cho một cuộc trao đổi, hai bên sẽ đánh giá kĩ lưỡng tỉ lệ trao đổi tù nhân của nhau. Về hai phía, theo ông Vladimir Ruban, một cựu quan chức Ukraine và nhà đàm phán cấp cao, những tù nhân được chia thành nhiều loại, mỗi loại đều có giá trị khác nhau, chẳng hạn như dân thường bị bắt trong bạo động, tù nhân chiến tranh, và điệp viên bị tình nghi. Các quan chức, lính băn tỉa, điệp viên và binh sĩ bị thương nặng cần được chữa trị khẩn cấp được xem là những vật trao đổi có giá trị nhất. Ông nói: “Khi chúng ta quên mất cách chiến đấu, chúng ta cũng quên đi cách trao đổi tù nhân. Và giờ đây chúng ta đang học lại môn nghệ thuật này. Đó là một trải nghiệm mới mẻ”.
Tù nhân trên xe bus sau khi được trao đổi.
Tù nhân trên xe bus sau khi được trao đổi.
Môt cuộc trao đổi thường là một người Ukraine đổi lấy một người bị bắt vì tham gia bạo động chính trị ở Donetsk và Luhansk. Ông Ruban cũng đã từng phải đàm phán những vụ việc phức tạp hơn. Điển hình như khi Igor Bezler, thủ lĩnh nổi loạn có biệt danh Bes, hay Quỉ Dữ, trao đổi 17 sĩ quan Ukraine lấy một người phụ nữ tên Olga Koligina, người mà tầm quan trọng với Bezler vẫn còn là một dấu hỏi.
Các quan chức Ukraine cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra con số chính xác số lính Ukraine bị bắt. Hôm 19/9, ông Semen Semenchenko, chỉ huy tiểu đoàn Donbass, đăng trên trang Facebook của mình rằng 853 lính Ukraine vẫn đang nằm trong tay quân ly khai và 408 người hiện vẫn mất tích khi làm nhiệm vụ. Vào 23/9, tổ chức phi chính phủ gồm những sĩ quan quân đội về hưu làm hiệm vụ đàm phán thông báo có 504 lính Ukraine bị bắt.
Oksana Bilozir, cựu thành viên Hạ viện Ukraine tham gia vào công tác đàm phán thay mặt chính phủ ở Kiev, đã bước sang bên kia chiến tuyến để kiểm tra danh sách các tù nhân trước khi họ được trả tự do.
Một tù nhân được Quân đội Ukraine trả tự do, Oleg Furman, cho biết ông từng chiến đấu cho Nhà nước Cộng hào Dân chủ Lugansk. Phía Ukraine cho rằng ông là lính bắn tỉa nên đã làm gẫy ngón trỏ của ông. Giá trị đặc biệt của ông có thể đã có lợi cho cuộc trao đổi, ông nói, mặc dù vẫn chối bỏ rằng mình là lính bắn tỉa: “Tôi vẫn ổn ngoại trừ việc có 5 cái xương sườn và 1 ngón tay gãy”.
Một trường hợp điển hình khác là Valery Ginsberg, một doanh nhân từ Kiev, người được trả tự do trong cuộc trao đổi hôm 20/9. Trong cuộc phỏng vấn, ông nói mình chưa bao giờ đến Donetsk. Ở Kiev, ông được biết đến như nguòi ủng hộ quan hệ kinh tế với Nga và vì thế đã bị bắt. Ông nói: “Họ trao đổi chúng tôi như gia súc… tôi là một công dân Ukraine. Sao họ có thể làm vậy? Tôi có thể chứng minh sự trong sạch của mình và tôi rất muốn làm thế. Nhưng họ không bao giờ cho phép tôi làm thế”.

Nhật ký Ukraine thành chiến trường đẫm máu

(Kiến Thức) - Quốc hội phế truất Tổng thống Yanukovych, cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko được thả hay vụ đụng độ đẫm máu... là những sự kiện nổi bật trong những ngày qua.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Yanukovych đã tháo chạy tới cơ sở chính trị miền đông của mình là Kharkov trước làn sóng biểu tình dâng cao. Trong khi đó, Quốc hội nước này đã bỏ phiếu phế truất chức vị tổng thống của ông. Trước động thái đó, ông Yanukovych đã tuyên bố rằng, quyết định trên của Quốc hội là bất hợp pháp.
Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Yanukovych đã tháo chạy tới cơ sở chính trị miền đông của mình là Kharkov trước làn sóng biểu tình dâng cao. Trong khi đó, Quốc hội nước này đã bỏ phiếu phế truất chức vị tổng thống của ông. Trước động thái đó, ông Yanukovych đã tuyên bố rằng, quyết định trên của Quốc hội là bất hợp pháp.

Nga - Ukraine bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán

(Kiến Thức) - Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatseniuk cho biết chính phủ lâm thời Ukraine và Nga đã bắt đầu các cuộc liên lạc cấp cao để bàn bạc về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Ông Yatseniuk đã tiết lộ với phóng viên thông tin này vào hôm 4/3. Theo đó, các cuộc đàm phán này sẽ có sự tham gia của các bộ trưởng của mỗi nước. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này lại không cho biết thêm chi tiết về vấn đề này. “Chúng tôi đã liên lạc để tham vấn ở cấp độ bộ trưởng”, ông nói.
Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatseniuk.
Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatseniuk.
Cùng với đó, Thủ tướng tạm quyền Arseny nhắc lại quan điểm của ông rằng, Nga nên rút các binh sĩ ra khỏi các khu vực ở Crimea để trở về căn cứ và ngừng các hành động đe dọa gây bất ổn khu vực. Trọng tâm chủ yếu của các cuộc đàm thoại này tạp trung vào khoản tín dụng trị giá 15 tỷ USD mà Tổng thống Yanukovych đã ký với Nga hồi tháng 12/2013.