Sự thật về thiên nhiên: Rùa ăn xác chết ở sông Hằng
(Kiến Thức) - Rùa ăn xác người chết ở sông Hằng, mỗi người phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng... là những sự thật không tưởng trong thế giới tự nhiên.
Sông Hằng (Ấn Độ) nổi tiếng với tục lệ thủy táng của người theo đạo Hindu, đưa những người thân yêu đã khuất an nghỉ trong làn nước mát. Tuy nhiên, đây lại trở thành món ăn của loài rùa snapping (tên khoa học là Chelydra serpentina).
Nếu tính trung bình, mỗi người trong chúng ta phải đương đầu với 200 triệu con côn trùng. Quả là không thể tưởng tượng!
Sư tử, voi, báo, trâu, tê giác đều phải chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công người gây tử vong, nhưng cộng lại cũng không bằng số vụ do hà mã gây ra.
Cá mập trắng có thể ngửi được mùi máu từ khoảng cách gần 5km, khiến chúng trở thành loài động vật ăn thịt vô cùng nguy hiểm và đáng sợ đối với cả con người và các loài động vật khác.
Xem clip: Cá mập trắng khổng lồ lao mình đớp mồi ở ngoài khơi bờ biển của vịnh False, Cape Town, Nam Phi
Nhưng dù sao, chúng cũng không nguy hiểm bằng lũ ong bởi nọc độc của ong hoàn toàn có thể gây chết người cùng cơ hội chạm trán cao hơn với chúng ta.
Một số loài thằn lằn sừng có thể phun máu từ mắt để phòng ngự, đe dọa đối thủ của mình.
Hầu hết các đô thị đều phải đối phó với số lượng chuột lớn, nhưng riêng ở Tehran (Iran), người dân phải tìm cách chống lại những con chuột khổng lồ có trọng lượng tới 5kg.
Răng của hải ly không bao giờ ngừng phát triển. Đó là lý do tại sao chúng luôn phải mài răng bằng cách gặm nhấm mọi thứ để hạn chế răng quá dài.
Rắn không chỉ bò, trườn trên đất, trên cây mà còn có thể bay được. Rắn bay có thể bay được tới hơn 100m trong không trung.
Câu được “quái vật” cá mập 200 tuổi, nặng gần 600kg
(Kiến Thức) - Một người đàn ông 33 tuổi ở Thụy Điển đã dùng sức câu được một con cá mập nặng gần 600kg ở một vùng biển của Na Uy.
Vào ngày 20/12, Joel Abrahamsson, một công nhân xây dựng ở thành phố Gothenburg (Thụy Điển) đã ra vùng biển gần đảo Andorja thuộc Na Uy bằng chiếc thuyền câu cá của mình, mang theo 50kg cá than để làm mồi câu cá mập lớn.
(Kiến Thức) - Gà lôi đực thực hiện điệu nhảy giao phối, đêm rừng đầy sao… là những hình ảnh thiên nhiên vô cùng ấn tượng về Scotland.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư 46 tuổi John MacTavish chụp được những tác phẩm ảnh thiên nhiên hoang dã của Scotland đầy nghệ thuật. Anh đã chụp được bức ảnh gà lô nhảy múa (ảnh) đầy ấn tượng này.
Khoảnh khắc hiếm hoi mà John chụp được con gà lôi đang thực hiện điệu nhảy giao phối.
Gà lôi đực không những lớn hơn chim cái mà còn có bộ lông hết sức sặc sỡ.
Vẻ đẹp hoang dã của Scotland hiện lên vô cùng ấn tượng trong những tác phẩm ảnh. Hươu đỏ là một trong những loài hươu lớn nhất (ảnh).
Con gà lôi kinh ngạc nhìn vào ống kính máy ảnh của John.
Con chó đang kiên nhẫn chờ đợi con mồi giữa khung cảnh thiên nhiên hoang dã đẹp tuyệt vời.
Con gà lôi căng phồng ngực và vỗ cánh trong khi thực hiện nghi lễ giao phối vào mùa xuân.
Các loài động vật hoang dã là đối tượng chính, tạo nên những bức ảnh thiên nhiên hoang dã đẹp tuyệt mỹ.
Bức ảnh đêm đầy sao cho thấy phong cảnh đẹp tuyệt vời của Scotland.
Một trong những con chó của John MacTavish tóm lấy một chú gà lôi.
Chim ó butêo thường thấy lượn vòng không ngừng nghỉ trên bầu trời xuất hiện trên mặt đất.
Hình ảnh sống động của một trong những con chó của John MacTavish, có tên là Rusty.
Cún con trên đồng cỏ xanh ngắt, tạo hình ảnh động vật tuyệt đẹp.
Cú đại bàng Á Âu, một trong những loài chim lớn nhất thuộc họ Cú mèo hùng hổ đi săn mồi.