Sự thật về ngôi đền tử thần, đoạt mạng bất kỳ sinh vật nào lại gần

Bí ẩn đáng sợ bủa vây ngôi đền được gọi bằng cái tên “cánh cửa địa ngục” sau những cái chết không có lời giải đáp ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Được mệnh danh là “cánh cửa địa ngục”, ngôi đền cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ bị phủ sau lớp màn bí ẩn với hàng loạt cái chết không có lời giải đáp.
Ngôi đền nằm gần Pamukkale, phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ được cho là nơi gieo rắc cái chết với "hơi thở của Hades", người cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Theo đó, trong nhiều năm liền, bất cứ chim muông nào đến gần cổng đền đều bị chết. Cả trong thời Hy Lạp cổ và thời Roman, người ta cũng được cho là sẽ bị chết nếu tiếp cận ngôi đền.
Chim chóc chết bí ẩn bên ngoài ngôi đền cổ.
Chim chóc chết bí ẩn bên ngoài ngôi đền cổ. 
Ngôi đền từng được nhà địa lý Hy Lạp cổ Strabo miêu tả như là một khu vực chết người. Hơn 2.000 năm trước, ông viết: "Không gian này chứa đầy sương khói dày đặc khiến người ta hầu như không thể nhìn thấy mặt đất.
Bất kỳ con vật nào đi qua đều chết ngay tức khắc. Tôi đưa những con chim sẻ vào và chúng rơi xuống sau khi trút hơi thở cuối cùng".
Tuy nhiên bí ẩn về ngôi đền dần được hé mở với nghiên cứu của các nhà khoa học. Họ cho rằng, khí CO2 tập trung với mật độ cao, rỉ ra từ lớp vỏ Trái Đất gây ra những cái chết bí ẩn quanh ngôi đền cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ này.
Giáo sư Hardy Pfanz từ đại học Duisburg-Essen, Đức cho biết, nghiên cứu phát hiện nồng độ CO2 tập trung cao tại hang động. Ông tin rằng có thể hang động nằm trên rãnh lỗi Babadag, nơi có thể giải phóng các khí độc trong lớp vỏ Trái Đất.

Thăm đền thờ Vua Hùng tuyệt đẹp giữa trung tâm Sài Gòn

(Kiến Thức) - Đền thờ vua Hùng ở công viên Tao Đàn là một địa điểm về nguồn rất có ý nghĩa ở khu vực Trung tâm TP HCM vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương.

Tham den tho Vua Hung tuyet dep giua trung tam Sai Gon
 Đền thờ vua Hùng ở công viên Tao Đàn (quận 1, TP HCM) là một trong những địa điểm thờ vua Hùng được nhiều người biết đến ở khu vực phía Nam.

Một ngày với những "chiến khuyển" đặc biệt của Bộ đôi Biên phòng

Đối với Bộ đội Biên phòng nói riêng và các binh chủng trong toàn quân nói riêng những người lính "bốn chân" luôn đóng vai trò đặc biệt, nhất là trong công tác tuần tra bảo vệ biên giới.

Đến Trường Trung cấp 24 Biên phòng trong ngày lạnh giá, chúng tôi được thực tế quan sát, tìm hiểu công tác đào tạo các huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới; phát hiện, tấn công địch và các loại tội phạm; tìm kiếm, cứu nạn; bảo vệ các mục tiêu trọng yếu. Ảnh: Huấn luyện viên dắt chó nghiệp vụ ra thao trường huấn luyện. Ảnh: Phan Anh.
 Đến Trường Trung cấp 24 Biên phòng trong ngày lạnh giá, chúng tôi được thực tế quan sát, tìm hiểu công tác đào tạo các huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới; phát hiện, tấn công địch và các loại tội phạm; tìm kiếm, cứu nạn; bảo vệ các mục tiêu trọng yếu. Ảnh: Huấn luyện viên dắt chó nghiệp vụ ra thao trường huấn luyện. Ảnh: Phan Anh.