Sự thật về công chúa tinh nghịch trong "Lộc Đỉnh Ký" của Kim Dung

(Kiến Thức) - Khác xa trong tác phẩm của nhà văn kiếm hiệp Kim Dung, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực có cuộc đời truân chuyên và cô đơn lúc về già.

Nhà văn Kim Dung từng đưa nhân vật Công chúa Kiến Ninh vào trong tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh Ký. Trong truyện, nàng là em gái của Hoàng đế nhà Thanh Khang Hy. Nàng có tính cách nghịch ngợm, ngang ngược, quái đản và có phần thô bạo và cuồng loạn. Là một trong 7 người vợ của Vi Tiểu Bảo, nàng sinh cho họ Vi một cô con gái tên Vi Song Song.
Tất nhiên, những chi tiết trên đều đã được nhà văn Kim Dung hư cấu, khác xa so với thực tế. Sự thực, Công chúa Kiến Ninh nguyên mẫu ngoài đời tên là Hòa thạc Kiến Ninh (1641-1703). Nàng là hoàng nữ thứ mười bốn của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Về vai vế, Công chúa Kiến Ninh là hoàng muội của Hoàng đế Thuận Trị và là cô ruột của Hoàng đế Khang Hy.
Su that ve cong chua tinh nghich trong
Tạo hình nhân vật Công chúa Kiến Ninh do nữ diễn viên Thư Sướng thủ vai trong phim Lộc Đỉnh Ký phiên bản 2008. Ảnh vedeptrunghoa.blogspot.com. 
Theo Wikipedia, năm Thuận Trị thứ 10 (tức 1653), nàng lấy Ngô Ứng Hùng, con trai Ngô Tam Quế. Lúc hạ giá, nàng mới 13 tuổi. Tới năm Thuận Trị thứ 16 (1659), nàng được phong là Hòa Thạc Kiến Ninh Trưởng Công chúa, sau đổi thành Hòa Thạc Thuần Trưởng Công chúa. Trong giai đoạn này, nàng hạ sinh hai nhi tử, lần lượt tên là Ngô Thế Phan và Ngô Thế Lâm.
Tuy nhiên, đến năm Khang Hy thứ 14 (1675), Ngô Tam Quế tiến hành tạo phản ở phía nam. Lúc đó, vợ chồng Ngô Ứng Hùng và Công chúa Kiến Ninh đều đang ở kinh thành. Đối với việc tạo phản của Ngô Tam Quể, họ không biết chút thông tin nào.
Sau khi dẹp yên được thế cuộc, Hoàng đế Khang Hy bắt đầu trừng phạt những kẻ làm phản. Theo sử sách có ghi chép, nhà vua Khang Hy không có ý định sẽ phạt Ngô Ứng Hùng. Tuy nhiên, lúc này, các đại thần lại nhất mực muốn Hoàng thượng giết Ngô Ứng Hùng như là một đòn thị uy với Ngô Tam Quế. Cuối cùng, vua Khang Hy ban lệnh xử tử Ngô Ứng Hùng cùng con trai Ngô Thế Lâm. Lúc này, Công chúa Kiến Ninh mới 33 tuổi. Với độ tuổi này, đây là năm tháng tinh lực dồi dào, đáng tiếc cô lại chỉ có một mình, luôn sống trong cô đơn. Cho tới năm 1703, bà bệnh chết, hưởng thọ 63 năm. Như vậy, Công chúa Kiến Ninh ngoài đời thực đã phải sống trong cảnh lẻ loi cô quạnh suốt 30 năm tròn. 

Hình ảnh đời thường đáng nhớ của "võ lâm minh chủ" Kim Dung

Nhà văn Kim Dung là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp.

Hinh anh doi thuong dang nho cua
 Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung vừa qua đời tại bệnh viện Hong Kong vào chiều qua (30/10), sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Ông hưởng thọ 94 tuổi.

Độc đáo ngôi chùa mang kiến trúc Nhật Bản giữa lòng Sài Gòn

(Kiến Thức) Với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa Nhật Bản tu viện Khánh An đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm, chiêm bái lễ Phật. 

Doc dao ngoi chua mang kien truc Nhat Ban giua long Sai Gon

Nằm nấp mình giữa lòng thành phố Sài Gòn hoa lệ, tu viện Khánh An được mọi người biết đến với lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Nhật Bản, cổ kính, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời yên bình và thanh tịnh. 

Doc dao ngoi chua mang kien truc Nhat Ban giua long Sai Gon-Hinh-2

Tu viện Khánh An (phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM) do Sư tổ Trí Hiền xây dựng năm 1905, trải qua hơn 100 năm thăng trầm cùng với gió sương, ngôi chùa đã xuống cấp trầm trọng. Vào năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, với lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.

Tiết lộ kinh ngạc về cao thủ Trương Tam Phong trong truyện Kim Dung

(Kiến Thức) - Kim Dung từng ca ngợi Trương Tam Phong là người có võ công mạnh nhất giang hồ. Tướng mạo cao thủ phi phàm, “hình quy cốt hạc”, râu giống như sợi thép, quanh năm mặc manh áo rách du ngoạn khắp nơi. 

Tiet lo kinh ngac ve cao thu Truong Tam Phong trong truyen Kim Dung
 Trương Tam Phong tiếng tăm lẫy lừng. Tài năng siêu phàm của ông không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn được "vua truyện chưởng" Kim Dung phóng tác đầy hấp dẫn trong các bộ tiểu thuyết siêu kinh điển. Theo truyền thuyết là tổ sư khai sáng đạo giáo ở núi Võ Đang (chú thích: Núi Võ Đang có tên cũ là núi Thái Hòa, thuộc thành phố Thập Yển phía bắc tỉnh Hồ Bắc, địa thế hùng vĩ, trước mặt giáp với hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu, sau lưng giáp rừng Thần Nông Giá, dài hơn 400 km, gồm 72 đỉnh, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ cao hơn mặt nước là 1612m).